Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim

Cảm xúc của phụ huynh khi biết tin con mắc rối loạn phát triển

 “Khi tôi mang Daniel từ bệnh viện về nhà, tôi đã nghĩ rằng các thử thách to tát mà cháu có sẽ làm cho cuộc đời của tôi u sầu vĩnh viễn. Điều này không phải. Tôi vui với những cách mà trước đây tôi chưa hề bao giờ tưởng tượng ra. Con trai tôi là một lý do chính cho niềm vui đó. Cháu làm cho trái tim tôi mở rộng và giúp tôi nhìn thấy được khả năng của mình. Cháu dạy tôi”- Carolyn Murray -

 

Bác sỹ Elisabeth Kubler - Ross đưa ra 5 giai đoạn trong tiến trình trải nghiệm sầu khổ. Sầu khổ không đi theo một tiến trình có trật tự mà thường đi theo những lối không thể dự đoán trước. Thật bình thường nếu bạn di chuyển giữa 5 giai đoạn này, bỏ qua một giai đoạn hoặc bị kẹt lại ở một giai đoạn nào đó. 5 giai đoạn đó bao gồm: phủ nhận, giận dữ, măc cả, trầm cảm và chấp nhận. Ngoài các cảm xúc đó, phụ huynh còn có thể có các cảm xúc dưới đây:
- Sốc
Ngay sau khi có chẩn đoán, bạn có thể cảm thấy choáng váng hoặc bối rối. Thực tế về chẩn đoán này có thể quá choáng ngợp mà bạn chưa sẵn sàng để chấp nhận nó hoặc bạn chối bỏ nó lúc ban đầu. Bạn cũng có thể đặt nghi vấn về chẩn đoán này và tìm đến một bác sĩ khác để hy vọng người đó nói cho bạn một chẩn đoán khác.
- Buồn bã hoặc trầm cảm
Nhiều cha mẹ cảm thấy hụt hẫng vì mất hết hy vọng và mơ ước mà họ dành cho con trước khi họ có thể bước tiếp. Có thể bạn sẽ cảm thấy đau buồn hết lần này đến lần khác. Cảm giác buồn bã khác với trầm cảm. Trầm cảm thường là dừng lại và đi ngược về phía sau. Còn cảm giác buồn bã cho phép bạn phát triển lên. Bạn có quyền cảm thấy buồn bã và thể hiện nó ra một cách thoải mái nhất. Khóc có thể giúp giải phóng những căng thẳng tạo ra nỗi buồn cho bạn. Khóc thoải mái có thể tiếp sức cho bạn vượt qua trở ngại và giúp bạn đối mặt với những điều tiếp theo. Nếu bạn cảm thấy nỗi buồn của bạn làm ảnh hưởng đến khả năng giải quyết vấn đề, hoặc bạn cảm thấy các triệu chứng khác của trầm cảm, chẳng hạn như giảm cân, rút lui khỏi các hoạt động xã hội, có ý nghĩ tự tử, khó ngủ, mất tự tin, giảm các hứng thú trong sinh hoạt hằng ngày... hãy tìm sự tư vấn của bác sĩ gia đình bạn để được hướng dẫn đến các cơ sở điều trị.
- Tức giận
Qua thời gian, nỗi buồn bã của bạn có thể nhường chỗ cho sự tức giận. mặc dù giận là một phần tự nhiên của quá trình này, bạn có thể thấy rằng nó ảnh hưởng trực tiếp đến những người gần gũi nhất của bạn-con cái, vợ/chồng của bạn, bạn bè của bạn hoặc những người khác. Bạn cũng có thể cảm thấy sự oán giận đối với cha mẹ của trẻ bình thường. Sự tức giận của bạn có thể được biểu lộ theo những cách khác nhau-cào cấu người khác, phản ứng thái quá với những điều nhỏ nhặt, thậm chí la hét. Tức giận là điều bình thường. Nó là phản ứng lành mạnh và có thể dự đoán được khi bị mất mát, và căng thẳng thường đi với cảm xúc này. Thể hiện ra ngoài sự tức giận có thể giải tỏa căng thẳng cho bạn. Hãy nỗ lực để nói với những người xung quanh bị bạn làm tổn thương rằng bạn đang giận dữ về chẩn đoán đối với con bạn.
- Phủ nhận
Bạn có thể trải qua giai đoạn từ chối việc tin vào những điều xảy đến với con bạn. Điều này không phải do bạn ý thức lựa chọn, giống như giận dữ, nó chỉ xuất hiện tự nhiên thôi. Suốt thời gian này, có thể bạn không thể nào nghe đến những yếu tố có liên quan đến chẩn đoán của con bạn. Đừng chỉ trích bản thân mình vì bạn đã phản ứng theo cách này. Phủ nhận là một cách thức đối phó. Nó có thể đưa bạn vượt qua một giai đoạn đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, bạn phải nhận biết rằng bạn ở trong giai đoạn phủ nhận, điều này sẽ không làm mất tập trung vào việc điều trị của con bạn. Cố gắng không “bắn người thông báo thông tin”. Khi một ai đó, chuyên gia, nhà trị liệu, giáo viên, nói cho bạn nghe những điều khó nghe về con bạn, điều này cho thấy họ đang cố gắng giúp bạn để giải quyết vấn đề. Điều quan trọng là không xa lánh những người có thể cung cấp những thông tin phản hồi hữu ích và giúp theo dõi sự tiến bộ của con bạn. Cho dù bạn có đồng ý hay không, hãy cố gắng cám ơn họ vì những thông tin đó. Nếu bạn quá khó chịu, hãy thử xem xét lại những thông tin của họ khi bạn đã bình tĩnh trở lại.
- Cô đơn
Bạn có thể cảm thấy cô lập và cô đơn. Những cảm xúc này có thể có nhiều nguyên nhân. Sự cô đơn có thể đến từ thực tế rằng trong tình hình mới hiện thời của bạn, bạn chỉ đơn giản cảm thấy không có thời gian để liên lạc với gia đình, bạn bè hoặc nơi làm việc. bạn cảm thấy rằng nếu người khác lại gần bên bạn, họ có thể không hiểu hay không thể giúp đỡ được gì cho bạn.
- Chấp nhận
Cuối cùng, bạn cảm nhận cảm giác chấp nhận. Cần phân biệt giữa việc bạn chấp nhận con bạn được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ với việc chấp nhận tự kỷ. Chấp nhận chẩn đoán tự kỷ đơn giản là bạn đã sẵn sàng để giúp đỡ con bạn. Giai đoạn tiếp theo của chẩn đoán tự kỷ có thể vô vàn khó khăn thách thức, ngay cả đối với một gia đình hòa hợp nhất. Mặc dù trẻ có chứng tự kỷ không bao giờ trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực liên quan đến việc chẩn đoán, còn cha mẹ, anh chị em và các thành viên khá trong gia đình có thể trải qua tiến trình chẩn đoán này theo một cách riêng với các mức độ khác nhau. Hãy cho bản thân bạn thời gian để điều chỉnh. Hãy kiên nhẫn với bản thân. Phải mất một thời gian để hiểu rối loạn của con bạn và tác động của nó đối với bạn và gia đình. Cảm xúc khó chịu có thể trổi lên lần này hay lần khác. Có thể có những lúc bạn cảm thấy tức giận và bất lực vì tự kỷ đã dẫn đến cuộc sống khác xa với những gì bạn dự liệu. Nhưng bạn cũng sẽ trải nghiệm những cảm giác hy vọng khi con bạn bắt đầu tiến bộ.


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT