“Tín hiệu đèn đỏ” nhận biết trẻ tự kỷ
Tự kỷ là một rối loạn phát triển hệ thần kinh trong suốt đời người, xuất hiện ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ. Dấu hiệu nhận biết tự kỷ không chỉ thông qua một triệu chứng đơn lẻ mà là một nhóm 3 triệu chứng bao gồm sự yếu kém trong tương tác xã hội, trong giao tiếp và có những sở thích nhất định cùng những hành vi lặp đi lặp lại.
Mỗi trẻ tự kỷ có những biểu hiện rất khác nhau. Trong y khoa, tự kỷ là một dạng rối loạn phổ, bao gồm một nhóm những rối loạn với các triệu chứng tương tự. Có trẻ có những triệu chứng nhẹ, nhưng cũng có trẻ có các triệu chứng biểu hiện nặng. Tuy nhiên, trẻ đều có rối loạn phổ tự kỷ.
Do các hành vi liên quan đến tự kỷ rất đa dạng, rất khó để xác định một trẻ mắc rối loạn tự kỷ hay không. Có một số biểu hiện cụ thể, có thể được coi là “tín hiệu đèn đỏ” để xác định. Đối với cha mẹ, những “tín hiệu đèn đỏ” này là dấu hiệu cho thấy trẻ cần đi khám sàng lọc để chắc chắn rằng trẻ có đang trên lộ trình phát triển bình thường hay không. Môt số tín hiệu đèn đỏ này bao gồm:
- Không cười to hoặc các biểu hiện thích thú khi trẻ được 6 tháng tuổi trở lên.
- Không có sự trao đổi âm thanh qua lại, cười hoặc các biểu hiện nét mặt khác khi trẻ được 9 tháng tuổi trở lên.
- Không bập bẹ nói khi trẻ 12 tháng tuổi.
- Không có cử chỉ điệu bộ qua lại, ví dụ như chỉ tay, với tay hoặc vẫy tay khi trẻ được 12 tháng tuổi.
- Không nói được từ nào khi trẻ 16 tháng tuổi.
- Không nói được cụm từ gồm 2 từ có nghĩa nào (không phải là bắt chước hoặc nhắc lại) khi trẻ 24 tháng tuổi.
- Mọi sự thiếu hụt về mặt ngôn ngữ, kỹ năng xã hội ở mọi lứa tuổi.
Nếu trẻ của bạn có một trong những dấu hiện trên, hãy đưa trẻ đi khám và tư vấn với bác sỹ nhi khoa để được đánh giá kịp thời.
Nụ cười xã hội
Hành vi dập khuôn