Kinh nghiệm về hướng nghiệp & tiền dạy nghề cho trẻ khuyết tật trí tuệ - tự kỉ của trung tâm Sao Mai
Trung tâm tư vấn phát hiện sớm và chăm sóc trẻ em khuyết tật gọi tắt là TRUNG TÂM SAO MAI được quyết định thành lập tháng 12 năm 1995.
Mục tiêu hoạt động của TT là phát hiện sớm-can thiệp sớm cho trẻ KTTT và tự kỷ nhằm thay đổi chất lượng cuộc sống cho trẻ và gia đình họ. Năm 2002 TTSM được cấp gần 1000 M2 đất tại số 6 ngõ 8 Hoàng Đạo Thúy, Nhân chính – Thanh xuân và tổ chức Aslantic Philantropies tài trợ 400.000USD để xây dựng nhà 5 tầng cho các lớp học và các phòng hoạt động trị liệu cho học sinh.TT được thiết kế theo mô hình các trường đặc biệt của châu Âu. Mua sắm bàn ghế, các thiết bị phục vụ cho can thiệp và PHCN.
Thời gian đầu chủ yếu học sinh 6-7-10 tuổi, KTTT nặng kèm tự kỷ do gia đình còn mặc cảm nên dấu con ở nhà, nhận thức của cộng đồng còn kỳ thị và thiếu sự cảm thông chia sẻ với các gia đình không may có con không bình thường,TTSM đã phối hợp với các báo và đài truyền hình Hà nội, VTV để đưa thông tin nhằm nâng cao nhận thức cho gia đình và cộng đồng…nhờ thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức,từng bước nhu cầu can thiệp tăng lên đồng nghĩa số học sinh đến khám và nhập học tăng lên, các cháu không có khả năng ra học hòa nhập và các trường từ chối nhận các cháu tự kỷ nên phải học lâu dài ở TTSM. Khi các thanh thiếu niên đã được học văn hóa phù hợp với chương trình cá nhân cho mỗi học sinh nhằm giúp các cháu biết đọc viết và tính toán cộng trừ đơn giản, kèm theo có chương trình dậy kỹ năng sống giúp học sinh biết ứng xử trong gia đình, cộng đồng, bạn bè…Hội hỗ trợ người khuyết tật có dự án “ Đôi bạn” đã kết hợp với TTSM các học sinh lớp kỹ năng sống độ tuổi từ 13 đến 18 tuổi được ghép với 1 bạn học sinh phổ thông cùng độ tuổi, các cháu có thể trao đổi qua FB, méssager dự án này đã giúp học sinh KTTT và tự kỷ trở nên tự tin - mạnh dạn hơn, vui vẻ hoạt bát hơn,chủ động giao tiếp hơn.
Các học sinh được trị liệu ngôn ngữ để chỉnh âm, tăng vốn từ, hiểu ý nghĩa của từ để xử dụng giao tiếp với gia đình, bạn bè và giáo viên, học văn hóa và tính toán cần được thực hành chứ không chỉ gói gọn trong lớp và trung tâm,vì vậy cần phải đưa tính toán vào cuộc sống không chỉ đơn thuần cộng trừ nhân chia số học nên giáo viên dậy học sinh nhận biết về các mệnh giá đồng tiền, dậy cộng trừ bằng tiền, giáo viên đưa học trò ra chợ Nhân chính & siêu thị để học sinh nhận biết rau hoa quả, thịt cá, tôm…đưa tiền cho học sinh mua hàng với sự hướng dẫn của giáo viên…và tư vấn phụ huynh cần sai con tự đi mua hàng trong siêu thị hoặc 1 số thực phẩm có giá : quả trứng, bìa đậu, mớ rau…
Năm 2008 trung tâm đã mở quán Café Sao Mai để học sinh thực hành kỹ năng sống sau khi đã học lý thuyết trên lớp: lau chùi bàn ghế, sắp xếp bàn ghế cho quán, lau nhà… pha chế các loại nước uống: pha chè, pha cà phê, làm các loại sinh tố hoa quả, gặp khách hàng và nhận giấy đặt đồ uống để làm, bê khay đồ uống mời khách, thu tiền-trả lại tiền thừa…những công việc ở quán giúp trẻ tự tin trong giao tiếp với người ngoài trung tâm, phát triển khả năng tự lâp…về nhà trẻ có thể giúp việc gia đình,có thể pha trà, nước giải khát cho bố mẹ ông bà & khi có khách.Tại quán được trang bị 1 máy Photocoppy các học sinh tự kỷ photo cho khách và thu tiền.
Trung tâm cũng có 1 vườn rau nhỏ được trồng trên nóc nhà để xe học sinh sẽ lên sới đất, trồng rau, tưới rau và thu hoạch rau sạch cho bữa ăn của học sinh, làm ở vườn rau trẻ rất thích thú vì nhận biết về các loại rau - mỗi mùa trồng rau gì? Mùng tơi, rau cải, rau muống, mướp, xu hào. Ngoài ra các học sinh ngâm giá bán cho bếp tt và bán cho phụ huynh & giáo viên.
Năm 2018 Trung tâm tiếp tục xây dựng và mua sắm lò nướng, các thiết bị làm bánh và cử 2 giáo viên đi học về làm 1 số loại bánh, sau đó dậy học sinh lớp kỹ năng sống, bánh làm ra bán tại quán café, bán cho sinh viên, học sinh và quà chiều cho học sinh trung tâm, một số phụ huynh, giáo viên trung tâm và khách đặt bánh sinh nhật…
I. Mục đích hoạt động hướng nghiệp:
1. Không phải dậy nghề làm bánh, phục vụ quán café hay trồng rau để sau này họ làm các nghề đó mà chỉ là hoạt động để thúc đẩy phát triển các kỹ năng sống.
2. Tạo cho học sinh 1 môi trường làm công việc học sinh thích - sẽ kích thích phát triển cảm xúc tích cực, tư duy được mở rộng và phát triển khả năng suy nghĩ về công việc để khi trưởng thành hơn các thanh thiếu niên có thể biết chọn nghề để sống độc lập (ví dụ em Duy học làm bánh đi làm ở xưởng bánh có lương nhưng em thích nấu ăn nên vào phụ bếp dần có thể thực hiện 1 số công đoạn nấu món ăn ở nhà hàng) các em biết thể hiện nhu cầu, nhận thức về nghề nghiệp và biết quí trọng đồng tiền do mình làm ra, biết giá trị của lao động, có thể có cuộc sống độc lập có phần hỗ trợ của gia đình & cộng đồng.
3. Hỗ trợ cho thanh thiếu niên có nhu cầu đặc biệt có cuộc sống hòa nhập không trở thành người mất khả năng lao động phải sống lệ thuộc làm gánh nặng cho gia đình và xã hội khi bố mẹ không còn nữa.
4. Thay đổi chất lượng cuộc sống cho trẻ có nhu cầu đặc biệt & gia đình, xã hội.
II.Hiệu quả của hoạt động hướng nghiệp cho Thanh thiếu niên:
1. Học sinh thay đổi cảm xúc,tăng khả năng tập trung chú ý- quan sát bạn làm & phát hiện bạn làm sai & nhắc bạn, tự tin, nhanh nhẹn và tự lập hơn trước, chủ động giao tiếp với mọi người, các em biết đoàn kết hỗ trợ nhau trong công việc.
2. Thúc đẩy phát triển suy nghĩ/tư duy khi làm việc,không còn bị động.Biết đặt câu hỏi khi chưa hiểu, không còn những hành vi không mong muốn. Có 7 học sinh được tham gia lớp học xử dụng máy vi tính- đã có thể đánh được văn bản, tự tạo clip…học tiếng Anh và biết giao tiếp tiếng Anh đơn giản (chào hỏi khách, tình nguyện viên nước ngoài)
3. Biết chủ động giúp việc nhà cho bố mẹ.
4. Đã có 5 thanh niên KTTT và tự kỷ đã đi làm có lương, các em tự đi lại bằng xe Bus công cộng, tương lại sống độc lập hơn - giảm gánh nặng cho gia đình. & xã hội.
5. Thay đổi nhận thức của gia đình và cộng đồng về khả năng của trẻ KTTT, tự kỷ rằng “Không gì là không thể”, dần xóa bỏ định kiến về trẻ chậm phát triển trí tuệ và tự kỷ.
• Sản phẩm bánh của lớp đào tạo dạy nghề trở thành một mặt hàng để bán tại quán cà phê Sao Mai, giới thiệu rộng rãi để cộng đồng ủng hộ nhằm tăng thêm lợi nhuận cho quán,thu nhập từ quán và phòng bánh đầu tư vào các hoạt động tiền học nghề và kỹ năng sống cho học sinh của trung tâm.
III.Kinh nghiệm trong tiền dạy nghề & hướng nghiệp của Trung tâm Sao Mai
Để thanh thiếu niên có thể sống tự lập và độc lập cần đánh giá khả năng mỗi em, nhu cầu của học sinh và gia đình để xây dựng mục tiêu cho từng cá nhân.
1. Mỗi cá thể cần có bước can thiệp để phát triển các kỹ năng cơ bản: tự phục vụ bản thân, kỹ năng tự lập,kỹ năng xã hội & văn hóa (đọc, viết, số, mầu, toán cơ bản) có khả năng giao tiếp cơ bản bằng ngôn ngữ hoặc dấu hiệu – tranh ảnh.
2. Tùy thuộc khả năng mỗi học sinh để chọn hoạt động hướng nghiệp: phục vụ quán cà phê, hay chỉ photocoppy cho học sinh tự kỷ (vì khả năng chụp nên học sinh sẽ nhớ ngay các nút điều hành), hay làm ở phòng bánh…thanh thiếu niên khả năng hiểu kém hơn thì làm vườn…
3. Các bước được chia nhỏ để học trên lớp kết hợp tranh chụp các dụng cụ, cốc chén ở quán dùng cho các loại giải khát, café hay nước ép hoa quả, ảnh các dụng cụ làm bánh…cho học sinh dễ hiểu, lặp đi lặp lại khi học sinh đã nắm vững mới đưa xuống thực hành, luôn có giáo viên dậy nghề đi kèm để nhắc học sinh, luôn khen thưởng và động viên.
4. Có bảng phân công việc cho học sinh,Bảng mô tả các bước pha chế các loại, các bước làm các loại bánh, công thức các loại bánh, nhiệt độ lò nướng bánh và găng tay chống nóng.ảnh chụp các loại nước uống, các loại bánh cho học sinh dễ hình dung.
5. Ban đầu giáo viên cùng làm với học sinh, sau đi cùng quan sát và nhắc bài. Có học sinh có thể tự thực hiện tất cả các công đoạn nhưng có học sinh chỉ làm được vài công đoạn thì giáo viên sẽ cho 2-3 học sinh cùng làm 1 sản phẩm: ví dụ 1 bạn chỉ cân bột, đường, đếm trứng & đập trứng vào chậu, bạn khác cho vào máy đánh bột đặt giờ khi được thì đổ bột ra bàn cán hoặc vào phễu để bóp ra bánh cooki, hoặc ủ làm bánh mỳ hoặc đổ ra khay dàn mỏng để làm bánh bông lan…1 bạn chuyên lau rửa khay, các dụng cụ, cùng cô cho khay bánh vào lò nướng…ra sản phẩm 1 bạn chuyên cho vào túi nilon cho nhãn có logo TT và cân, buộc miệng túi, xếp vào rổ để bán.
Trên đây là một vài ý tưởng và mục tiêu tiền dậy nghề - hướng nghiệp của TTSM đã thực hiện hơn 10 năm qua, là 1 tiêu chí trong can thiệp-giáo dục cho học sinh có nhu cầu đặc biệt khi các thanh thiếu niên không đủ khả năng học hòa nhập nhưng sẽ có cơ hội học tập văn hóa với khả năng của mình để trở nên độc lập và việc làm khi trưởng thành.