Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Hỗ trợ hành vi tích cực (phần 4)

Nghiên cứu trường hợp `

 

Trung là thanh niên vui vẻ, hòa đồng. Cậu hay cười to và mạnh dạn, cởi mở khi tiếp xúc với người khác.

Từ khi là một cậu bé, Trung thường sống trong bệnh viện, nơi mà cậu luôn được coi là “cậu bé nguy hiểm”. Cậu bé thường có những hành vi thách thức đối với nhân viên bệnh viện hàng tuần và thường cắn họ. Bệnh viện áp dụng kế hoạch quản lý hành vi đối với các hành động bạo lực của cậu bé đồng thời sử dụng thuốc. Trung đồng thời cần ăn những thức ăn có vị mạnh và ăn đầu thuốc lá, ăn hạt café.

Khi chúng tôi bắt đầu hỗ trợ Trung, chúng tôi sớm nhận ra rằng hàng ngày trôi qua vô nghĩa với cậu bé, cậu có nhiều hành vi thách thức là do cậu không hiểu được điều gì đang xảy ra trong ngày.

Ngay sau khi chúng tôi đưa ra một kế hoạch vạch rõ cấu trúc hoạt động và các đồ dùng nhận biết giúp cậu biết điều gì chuẩn bị diễn ra tiếp theo, cậu bé trở nên bình tĩnh hơn và tích cực tham gia vào hoạt động một cách vui vẻ hơn nhiều. Các nhân viên ở bệnh viện cảm thấy tự tin hơn khi đi ra ngoài cùng câu bé, khi cậu bé cảm thấy bớt lo lắng. Khi cậu bắt đầu tỏ ra lo lắng, nhân viên bệnh viện sẽ mang ra các kẹo có hương vị mạnh như kẹo coffe bọc ớt để giúp xoa dịu cậu bé và giúp cho mọi người an toàn.

Chúng tôi đã hỗ trợ Trung được 2 năm và bây giờ cậu bé giảm được lượng thuốc  đáng kể: trong 8 tháng gần đây cậu chỉ cần tiêm có 3 lần. Hiện tại cậu có tham gia vào nhiều dạng hoạt động khác nhau và trở nên vui vẻ hạnh phúc hơn rất nhiều so với trước đây.

 

Nghiên cứu trường hợp 2

Những người biết Lâm đều cảm thấy Lâm là một người láu lỉnh, độc lập và có nụ cười đẹp. Lâm chuyển vào sống trong khu nhà ở dài hạn tại bệnh viện từ khi còn nhỏ và ở đó trong nhiều năm. Cậu bé rất được các nhân viên y tế yêu quý bởi vì cậu không làm phiền và không đòi hỏi. Cậu không đe dọa, tấn công ai và thường ngồi cách xa với mọi người.

Khi chúng tôi bắt đầu làm việc với Lâm, chúng tôi nhận thấy rằng cậu bé có những hành động mà nhiều người cho rằng đó là hành vi phi xã hội. Điều này khiến cậu bị mọi người chối từ, xa lánh. Cậu thường chơi, nghịch với nước bọt và tránh tiếp xúc với người khác. Bởi vì cậu sống cùng những người hay có các hành vi gây gổ, cậu thường bị bỏ mặc một mình và các hành vi của cậu bị phớt lờ, mọi người cũng không coi đó là hành vi thách thức. Tuy nhiên, chúng tôi đã xem xét kỹ lưỡng và làm việc với cậu bé với hi vọng cậu sẽ nói cho chúng tôi rằng cậu cần nhiều sự tương tác hơn và chúng tôi nhận thấy rằng cậu bé không hẳn chỉ muốn ở một mình và không làm gì cả.

Như một phần của kế hoạch hỗ trợ hành vi tích cực, chúng tôi giúp Lâm tham gia và các hoạt động mới, giúp cậu tham gia nhiều hơn vào các hoạt động và sử dụng nhiều hơn các công cụ hỗ trợ lấy con người làm trung tâm. Khi cùng tham gia hoat động cùng cậu bé, chúng tôi thấy rằng cậu bé hiểu một số ký hiệu Makaton. Chúng tôi bắt đầu sử dụng các ký hiệu này trong các hoạt động thường nhật và hiện có thể giao tiếp tốt hơn với cậu bé. Điều này làm giảm thiểu việc cậu bé phải sử sụng các hành vi thách thức để thu hút sự chú ý. 


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ