Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ

Đọc viết sớm

Đọc viết sớm

  • Trẻ bắt đầu nhận thức và phản ứng với thế giới chữ viết trước quá trình học đọc và viết chính thức rất sớm
  • Thông qua các trải nghiệm hành ngày, trẻ dần dần quen thuộc với các sản phẩm có chữ viết
  • Những trải nghiệm này rất quan trọng nếu trẻ nhận thức được là viết mang một ý nghĩa nào đó. Điều đó sẽ bắt dầu một bước khởi đầu tới việc đọc và viết

Học đọc và viết

Học đọc và viết là một quá trình lâu dài và phức tạp với hầu hết các trẻ. Chúng ta cần học các kỹ năng các nguyên tắc thực hành thật nhiều để củng cố kỹ năng này

Các kỹ năng phối hợp tay – mắt và kỹ năng vận động tinh

Phân biệt thị giác

Chuỗi

Phân biệt thính giác

Sử dụng các biểu tượng

Đọc

Có hai cách tiếp cận cơ bản được sử dụng trong việc dạy đọc:

Nhìn và nói

Âm học

Trên thực tế, một sự phối hợp cả hai phương pháp trên thường là một cách tiếp cận tốt nhưng cần phải có các dồ dùng dạy học, đặc biệt là các quyển truyện

Những trẻ đọc sớm cần phải được thực hành nhiều. Khi bạn nghe trẻ đọc, bạn sẽ có thể giúp chúng bằng cách:

  • Chú ý tới chúng
  • Tìm một nới mà có ít sự sao lãng nhất
  • Cho trẻ thời gian suy nghĩ
  • Giúp trẻ khi cần thiết – dôi khi khuyến khích trẻ một chút hoặc một sự gắn kết nào đó. Ví dụ “ âm đó là âm gì?”. Cái gì đang diễn ra trong bức tranh đó? Có thể giúp trẻ tiếp tục
  • Nói về quyển sách và khuyến khích trẻ nói với bạn – trẻ có thể làm mất ý nghĩa của một câu chuyện khi đọc từng từ một
  • Kiểm soát và ghi lại sự tiến bộ của trẻ - bạn có thể cho rằng trẻ đang đọc một quyển sách nào đó không tốt lắm do đó bạn nên gợi ý một cái gì khác chẳng hạn như một cách tiếp cận khác phù hợp với từng trẻ
  • Nói cho trẻ biết các mẫu từ và âm
  • Có thái độ tích cực đối với những tiến bộ của trẻ
  • Làm các quyển sách cá nhân về trẻ với dòng chữ đơn giản về trẻ và gia đình
  • Đọc là kỹ năng phức tạp, cần phải có nhiều năm mới có được kỹ năng này. Cũng giống như mọi kỹ năng khác, một số trẻ sẽ nắm kỹ năng này dễ dàng và tiến bộ nhanh trong khi những đứa trẻ khác lại gặp nhiều khó khăn hơn

Viết

Trẻ bắt đầu viết bằng cách vạch các đường. Đối với người lớn những đường vạch chỉ là những đường nghệch ngoạc không có ý nghĩa gì nhưng đối với trẻ, đó có thể là tên của trẻ hoặc một bức tranh vẽ bố, vv

Quy ước của việc học viết mà trẻ cần phải học là:

  • Sắp xếp chữ cái
  • Định hướng
  • Để cách
  • Đánh vần
  • Chấm câu
  • Việc viết của trẻ không chỉ về các kỹ năng mang tính kỹ thuật đọc liệt kê trên đây mà nó còn cả về nội dung nữa. Đôi khi trẻ sẽ bị lẫn lộn giữa các kỹ năng mang tính kỹ thuật này và điều này làm ảnh hưởng tới nội dung viết của chúng. Trẻ sẽ luôn lo lắng về việc chúng có đánh vần đúng hay không hoặc sợ mắc lỗi có thể kém tập trung hoặc không thích viết. Nó sẽ chỉ làm một nhiệm vụ cần phải hoàn thành vì người lớn yêu cầu điều đó. Người lớn cần nhạy cảm để theo dõi tiến bộ của trẻ và đưa ra sự cần thiết phải sửa lỗi đánh vần vào một giai đoạn phù hợp, đảm bảo chắc chắn rằng sẽ giữ được sự tin tưởng về khả năng viết của chúng
  • Viết độc lập – một cách tiếp cận tới việc viết mà khuyến khích trẻ viết một cách độc lập;  người ta còn gọi là viết phát triển

Phát hiện các kỹ năng vẽ sớm

Các hoạt động tăng cường kỹ năng cầm bút

Học cách sắp xếp các chữ cái/ ghép hình

Các hoạt động trợ giúp

Vẽ

Vẽ là sự trải nghiệm đầu tiên của trẻ trong việc bộc lộ tư duy của mình trên giấy. Việc có nhiều cơ hội thử nghiệm trên các chất liệu khác nhau như sơn hoặc vẽ trên giấy có khung vẽ, trên bảng đen hoặc trên một tờ giấy to gắn trên mặt bàn hoặc dưới sàn. Trẻ cần thời gian để khám phá các dòng nguệch ngoạc mà chúng đã tạo ra và kết nối các đường riêng lẻ để tạo nên các hình trên giấy

Sách cho trẻ

Sách là một phần quan trọng không thể thiếu trong chương trình giáo dục. Việc trải nghiệm sớm các quyển sách rất quan trọng trong việc hình thành thái độ tích cực đối với sách và việc đọc

Tại sao sách lại quan trọng?

Sự phát triển ngôn ngữ

Phát triển cảm xúc

Phát triển nhận thức

Phát triển xã hội

Thiết lập lại thời gian kể chuyện

Cần phải thiết lập một thời gian nào đó cho các câu chuyện một cách cẩn thận như mọi hoạt động khác cho trẻ. Cần lưu ý các điểm dưới đây đối với việc kể chuyện nên trên cơ sở một – một hay trong một nhóm nhỏ hay một nhóm lớn 

Chọn một quyển sách phù hợp đối với trẻ có cân nhắc tới sở thích và thời gian tập trung của chúng

Cho trẻ xem từng trang một khi đọc chuyện cho trẻ

Chỉ vào các từ khi bạn đọc chúng, chỉ vào các từ, từ trái sang phải và vào các từ đơn lẻ khi bạn đọc chúng. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng đọc và viết qua tai

Kể chuyện một cách nhiệt tình, cho trẻ thấy là bạn đang tích thú với điều đó

Hãy nói về quyển sách sau khi bạn đã đọc nó và tiếp tục với các bài hát và vần điệu kết nối với chủ đề đó

Khi kể lại một câu chuyện cho một nhóm trẻ bạn cũng cần nghĩ tới những vấn đề sau:

  • Góc kể chuyện
  • Cấu trúc của buổi kể chuyện
  • Các dụng cụ trợ thị
  • Quản lý hành vi

Kể chuyện

Những vẫn đề cần suy nghĩ

Cách phát triển các hình ảnh tích cực khi kể chuyện

Cách sắp xép giúp trẻ cảm thấy thoải mái

Cách kết nối và duy trì sự thích thú của trẻ

Kể các câu chuyện và đọc những câu thơ có vần và điệu

Cách thiết lập một buổi kể chuyện

Kết thúc một câu chuyện

Trên hết hãy vui vẻ, thư giãn và hứng thú với thời gian đặc biệt này 


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ