Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Trung tâm Sao Mai bồi dưỡng kiến thức, nâng cao kỹ năng thực hành giảng dạy chương trình can thiệp sớm Denver cho 11 giáo viên

Đội ngũ giáo viên của Trung tâm Sao Mai đều có trình độ chuyên môn và nhiều kinh nghiệm để có thể thực hiện tốt việc chăm sóc, giảng dạy và can thiệp cho trẻ. Tuy nhiên, Trung tâm Sao Mai vẫn tổ chức định kỳ các lớp đào tạo chuyên sâu về các kỹ năng, chương trình, phương pháp giáo dục và nắm bắt tâm lý của trẻ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ nhằm hướng tới một môi trường giáo dục đặc biệt chuyên nghiệp, hiệu quả.

Nằm trong kế hoạch bồi dưỡng kiến thức, nâng cao kỹ năng thực hành giảng dạy cho giáo viên năm 2017, trung tuần tháng 8 vừa qua, Trung tâm tổ chức bồi dưỡng kiến thức, nâng cao kỹ năng thực hành giảng dạy về chương trình can thiệp sớm Denver cho 11 giáo viên, với nội dung: Tổ chức hiệu quả các hoạt động liên quan đến thói quen giác quan xã hội cho trẻ tự kỷ từ 9 tháng đến 3 tuổi.

Chương trình đào tạo nhằm giúp giáo viên đạt kỹ năng, kỹ xảo trong thiết kế và tổ chức các hoạt động đạt để tăng cường sự hợp tác của trẻ với những người khác và tăng cường thêm các hoạt động chơi trên sàn, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp, tạo cho trẻ sự vui vẻ, thoải mái, hứng thú, làm tăng độ tập trung chú ý, giảm hành vi không mong muốn.

Có thể nói rằng, một hoạt động giác quan xã hội là 1 hoạt động trong đó 2 người hoặc nhiều người tham gia cùng 1 hoạt động bằng cách hỗ trợ nhau, trao đổi qua lại, bắt chước nhau, cử chỉ điệu bộ hoặc biểu hiện trên khuôn mặt và cùng nhau tạo lên các hoạt động.

Mục tiêu chính của các hoạt động giác quan xã hội nhằm hướng sự quan tâm của trẻ tới các tín hiệu giao tiếp của đối tác giao tiếp; Phát triển nhận thức của trẻ; Tăng cường sự giao tiếp của trẻ ngay từ đầu; Tối đa hóa sự kích thích và sự quan tâm của trẻ

Hoạt động thói quen giác quan xã hội bao gồm: thói quen giác quan xã hội không có đồ vật và thói quen giác quan xã hội có sử dụng đồ vật làm yếu tố thúc đẩy. Thói quen giác quan xã hội không có đồ vật là những hoạt động tương tác qua lại giữa người với người, mà không có bất kì đồ vật nào đi kèm. Tương tác theo cặp, tạo ra hiệu quả tích cực lên nhau. Thói quen giác quan xã hội có thể tìm kiếm nụ cười của trẻ, tham gia theo cặp, tương tác 2 chiều tạo ra hiệu quả tích cực, giao lưu xã hội lẫn nhau, ảnh hưởng tích cực, điều chỉnh sự kích thích, sự chú ý (phát triển các mục tiêu giao tiếp, nhận thức, bắt chước, vận động....). Còn thói quen giác quan xã hội có sử dụng đồ vật là những hoạt động tương tác qua lại có sử dụng đồ vật, nhưng đồ vật đóng vai trò trung gian tạo hiệu ứng thích thú và thu hút sự chú ý của trẻ lên khuôn mặt, giọng nói và cơ thể của người lớn. Thói quen giác quan xã hội có sử dụng đồ vật có thể làm thay đổi sự luân phiên chú ý, sự tương tác 3 chiều (đồ vật - trẻ - người lớn), sự chú ý đồng thời và phát triền các mục tiêu.

 Nội dung tập huấn không chỉ bao quát cho giáo viên hiểu thêm về các hoạt động liên quan đến giác quan xã hội mà còn giúp giáo viên biết cách tổ chức một hoạt động giác quan xã hội có hiệu quả phù hợp với từng đối tượng trẻ trong nhóm lớp của mình đưa ra những hướng dẫn, lưu ý về các tình huống trong quá trình thực hành ở lớp.

Đó là trong hoạt động giác quan xã hội 2 người cần có nhiều trao đổi/ luân phiên nhau. Trong đó trẻ cần là 1 đối tác chủ động giao tiếp, nhiều lần yêu cầu, bắt chước và tham gia. Có sự phản hồi lẫn nhau giữa trẻ - giáo viên thông qua hoạt động, cử chỉ điệu bộ, giao tiếp mắt, âm thanh, từ ngữ và hành động. Giáo viên cần chủ động tình huống, biết là lúc nào là bắt đầu, lúc nào là tạm dừng hoặc lặp lại và thường xuyên chờ đợi để trẻ có cơ hội tới lượt giao tiếp của mình. Khi bắt đầu với hoạt động giác quan xã hội mới thì có thể ban đầu trẻ không thích nên giáo viên cần tiếp diễn 3 lần lặp lại nhanh trò chơi, coi như trẻ làm quen trò chơi và lặp lại vài ngày trò chơi đó. Trong hoạt động giác quan xã hội điều quan trọng là trẻ phải đối mặt với người lớn, hướng trẻ tập trung vào khuôn mặt và cử chỉ điệu bộ. Trẻ vai trò chọn lựa và dẫn dắt trò chơi, người lớn chỉ giữ vai trò làm cho trò chơi phong phú, cuốn hút hấp dẫn hơn cho tới khi trẻ tham gia, sau đó dừng lại chờ trẻ đưa ra tín hiệu tiếp tục. Khi trẻ không thích các trò chơi vận động cơ thể, giáo viên có thể dùng bóng bay, bong bóng, chong chóng, ... để tạo hiệu ứng kích động và sự thú vị để thu hút sự chú ý của trẻ lên khuôn mặt của giáo viên. Còn khi sử dụng đồ vật điều quan trọng nhất của giáo viên là đủ kinh nghiệm và kỹ thuật để giữ cho sự quan tâm của trẻ tập trung vào giáo viên hơn là vào đồ vật (người lớn cần kiểm soát được đồ vật).  

Ngoài nội dung bài giảng thực hành, các giáo viên còn được phân theo nhóm để thảo luận, xem các vi deo mẫu của nước ngoài và của nhóm ESDM để giáo viên có thể học tập từ thực tế, dễ nhớ, dễ thực hành.        

Có thể nói, chương trình tập huấn cho giáo viên về các hoạt động liên quan đến thói quen giác quan xã hội cho trẻ tự kỷ rất cần thiết và bổ ích, góp phần trang bị thêm cho giáo viên lớp can thiệp sớm các kỹ năng, kỹ xảo mới để giải quyết những khó khăn cho trẻ trong quá trình can thiệp, hòa nhập.

 

 


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT