tập thể Sao Mai rèn luyện sự tự tin để đưa các em tới bến bờ hoà nhập
Ngày 22/4 là chủ nhật, ngày nghỉ cuối tuần, tập thể cán bộ, giáo viên trung tâm Sao Mai đã tích cực đến trung tâm để học hỏi thêm kiến thức, rèn luyện các kỹ năng để hoàn thiện bản thân. Họ đến để nghe Tiến sỹ Michelle J. McCollin, Học giả Fulbright Việt Nam 2018. Giáo sư Khoa giáo dục đặc biệt Trường đại học Slippery Rock, USA thuyết giảng, đào tạo kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm cho các giáo viên, nhân viên…
Trong đó, các Giáo sư, Tiến sĩ đã chia sẻ về sự tự tin vào năng lực bản thân của giáo viên và nghiên cứu trường hợp là chiến lược hữu ích để tạo lập lớp học hòa nhập, tôn trọng sự khác biệt văn hóa. Có được các kỹ năng mềm như sự tự tin vào bản thân, tự tin trong công việc thì người giáo viên sẽ giúp các bé khuyết tật trí tuệ, tự kỷ can thiệp thành công và sớm đi đến bến bờ hoà nhập.
Các giáo sư, tiến sĩ cũng đã chia sẻ mô hình lớp học có sự tôn trọng về đa dạng văn hóa. Sự đa dạng văn hóa được tiếp cận ở môi trường mà các giáo sư hướng tới là sự đa dạng, khác biệt của học sinh, về khả năng, tri thức, khiếm khuyết, tích cách, tâm lý, hoàn cảnh... Trong một lớp học của trẻ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ thường có sự đa dạng văn hóa, vì vậy, giáo viên cần phải tập trung để giải quyết sự đa dạng ấy nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Ở lớp học, cho phép tính cách, tâm lý và các đặc thù của mỗi học sinh luôn được tôn trọng và duy trì, tuy nhiên mỗi trẻ đều được thử thách theo một cách riêng để đảm bảo trẻ có thể đạt được sự thành công trong học tập.
Giáo dục theo phương châm tôn trọng sự khác biệt văn hóa cần gắn với thực tế ở lớp học như tập trung vào nội dung chương trình học cụ thể; Tổ chức xung quanh các vấn đề về thực hành; Gắn kết công việc của giáo viên với trẻ; Liên kết với sự phân tích việc dạy học và việc học tập của học sinh; Tập trung, lâu dài và liên tục; Tạo ra nhiều sự tương tác khác nhau giữa giáo viên - học sinh. Đảm bảo tần suất tương tác cao giữa học sinh năng nổ và không năng nổ. Chú ý đến việc sử dụng và phát triển các cấu trúc ngôn ngữ trong việc nói, đọc, viết. Làm mẫu những hành vi trong các tình huống đa lĩnh vực hoặc trong các tình huống ở môi trường giáo dục. Tạo ra các cơ hội khác nhau để học sinh có thể tham gia trong các sự kiện được tổ chức cùng với giáo viên và những thành viên khác ở trường lớp; Hỗ trợ thông qua sự huấn luyện, làm mẫu, quan sát và phản hồi…
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, nếu người giáo viên thiếu năng lực, sự tự tin trong giảng dạy đối với học sinh có sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ sẽ mang đến những khó khăn cho sự thành công của học sinh. Việc đào tạo những giáo viên hiện tại và tương lai cách dạy học sinh có những nền tảng khác nhau và nhu cầu học vấn khác nhau là một trong những thử thách lớn.
Tuy nhiên với tinh thần cầu thị và không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức, và các kỹ năng mềm để hoàn thiện bản thân của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên Sao Mai thì mọi khó khăn, thách thức cũng sẽ vượt qua để mang lại hiệu quả cao trong công việc. Tập thể Trung tâm Sao Mai đang nỗ lực để xây dựng một môi trường dạy và học tốt nhất cho trẻ.
Sao Mai có 92 cán bộ, giáo viên, hiếm có một cơ sở chuyên biệt tư thục nào có đội ngũ cán bộ, giáo viên đông đảo như vậy. Và không chỉ là đơn vị đông về số lượng mà chất lượng cán bộ, giáo viên ở đây luôn được các nhà chuyên môn cũng như cộng đồng đánh giá cao.
Trung tâm không chỉ chú trọng đào tạo về kỹ năng chuyên môn mà còn chú trọng đào tạo cả kỹ năng mềm để phát triển toàn diện cho giáo viên. Trong những năm gần đây, để trang bị những kỹ năng mềm cho giáo viên, Trung tâm đã mời các chuyên gia, giáo sư, tiến sĩ giàu kinh nghiệm về các kỹ năng mềm đến từ nước ngoài để tập huấn, chia sẻ, giao lưu cho cán bộ, giáo viên. Người giáo viên có kỹ năng chuyên môn kết hợp với các kỹ năng mềm sẽ giúp họ tự tin đảm nhiệm công việc cũng như chăm sóc, nuôi dạy, can thiệp cho trẻ tốt nhất.
Những hình ản sôi nổi trong buổi chia sẻ của các giáo sư, tiến sĩ với cán bộ, giáo viên Sao Mai: