Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Tập huấn giáo viên về ứng dụng ESDM trong môi trường lớp học

ESDM là một mô hình can thiệp sớm dành cho trẻ tự kỷ ở lứa tuổi nhỏ có tính hiệu quả cao và đã được nhiều nước tiên tiến trên thế giới sử dụng nhưng còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Đón đầu cái mới, 2 năm gần đây, Trung tâm Sao Mai đã đưa mô hình can thiệp ESDM vào can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại Trung tâm.

ESDM tập trung vào các lĩnh vực chủ chốt cho sự phát triển nhằm phát triển nhuần nhuyễn và chủ động các kỹ năng, có nhấn mạnh vào giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ; Phụ huynh và nhóm đa chức năng cùng tham gia tích cực trong quá trình can thiệp cho trẻ; ESDM được hình thành từ sự kết hợp hài hòa giữa khung phát triển, mối quan hệ, phân tích hành vi ứng dụng; Dạy trong khi chơi và dạy ở đa môi trường, diễn ra trong bất cứ khoảng thời gian nào trong ngày.

Để đạt được kết quả mong muốn trong quá trình can thiệp sớm cho trẻ, nối tiếp chuỗi nội dung tập huấn trước, giữa tháng 12 vừa qua, trưởng phòng Giáo vụ (giảng viên Nguyễn Thị Thu Ngân) Trung tâm Sao Mai đã tổ chức tập huấn cho 10 giáo viên chủ chốt ở các lớp can thiệp sớm về việc ứng dụng mô hình ESDM trong môi trường lớp học để giáo viên có thêm kỹ năng, phương pháp can thiệp cho trẻ tốt hơn.

Nội dung chia sẻ nhằm vào 3 trong tâm chính. (1): Giúp các giáo viên hiểu mục tiêu ESDM từ nhà trị liệu cá nhân lên chương trình cho trẻ, từ đó lựa chọn ra các mục tiêu nào để dạy trẻ trực tiếp và mục tiêu nào để phối hợp dạy trẻ trong môi trường lớp học; (2) Các giáo viên sử dụng các kỹ thuật dạy tương tác và trực tiếp đã được chia sẻ trong chuỗi tập huấn trước đó áp dụng vào từng đối tượng trẻ phù hợp (3) Các giáo viên tổ chức dạy trẻ trong nhóm thông qua các thói quen hàng ngày ở lớp học, đồng thời biết cách xác định nhóm phù hợp với trẻ để có kế hoạch chung và riêng cho mỗi trẻ và tổ chức hoạt động của đội ngũ giáo viên trong lớp.

Để sử dụng tốt các kỹ thuật, khâu “phân loại” trẻ trong lớp học là quan trọng, để có được sự quan tâm đúng cách với các trẻ cũ, trở mới … Giảng viên cũng đã hướng dẫn các phương pháp cho với giáo viên khi tiếp nhận một trẻ mới phải trở thành “bạn cùng chơi” của trẻ như đặt trẻ vào môi trường có nhiều thứ, sắp đặt gọn gàng, dễ tiếp cận, từ đó quan sát xem trẻ có động lực, trẻ ít động lực hay trẻ không có động lực. Biểu hiện của trẻ có động lực là có sự quan tâm và mong muốn đạt được một điều gì đó, thể hiện bằng ánh nhìn, hành vi tiếp cận & chiếm hữu. Với các trẻ này giáo viên nên tận dụng những đồ vật, trò chơi trẻ thích (Ô tô, xếp hình, tranh ảnh, búp bê, gấu bông, quả bóng…) để phát triển mối quan hệ. Đặc điểm trẻ tự kỷ rất ít có động lực xã hội, thường tập trung nhiều vào môi trường vật chất quanh trẻ. Trẻ không có động lực thì giáo viên sử dụng các hoạt động giác quan xã hội không đồ vật với các trò chơi quen thuộc (Đuổi bắt , cù ký - ú òa - tung hứng - phi ngựa) để tác động vào các giác quan vận động thể chất của trẻ, hoặc tổ chức các hoạt động giác quan xã hội có sử dụng đồ vật làm trung gian với các trò chơi quen thuộc (Thổi bóng, vật tạo âm thanh, nước, cát, bột, bạt lò xo, túi vải …).

Giảng viên cũng đã có những lưu ý với giáo viên khi thiết lập hoạt động chung như giáo viên chủ động tham gia vào các hoạt động của trẻ. Như khi trẻ không lảng tránh, đề phòng; Bắt chước trẻ chơi song song, giáo viên thêm vào các ngôn ngữ, âm thanh, mô phỏng cử chỉ điệu bộ…cho hấp dẫn, thu hút trẻ. Giáo viên cần giữ vai trò cân bằng, khởi xướng để trẻ bắt chước: Hành vi của trẻ - Tạo vòng bắt chước - Mở rộng trò chơi theo cách khác nhau - Làm mẫu hành vi mới trong lúc chơi - Hỗ trợ trẻ bắt chước mẫu - Giảm dần hỗ trợ - Củng cố.

Từ thói quen hàng ngày trong môi trường lớp học giáo viên có thể xác định nhóm (tương đối) phù hợp với trẻ. Khi tổ chức hoạt động nhóm có tính đến khả năng từng trẻ và xác định vai trò của các giáo viên trong 1 hoạt động.

Ứng dụng ESDM trong tổ chức nhóm trẻ để đưa trẻ vào nhóm lớp, giúp trẻ học được: Theo được các thói quen hàng ngày; Biết cách chuyển tiếp các hoạt động một cách độc lập; Tham gia được các hoạt động chung với nhóm; Giao tiếp có mục đích với giáo viên và bạn cùng nhóm; Mở rộng các kỹ năng phát triển có tính khái quát;Tiếp thu các kỹ năng cần thiết để tham gia vào môi trường lớp học phù hợp trong các giai đoạn tiếp sau.

Mục tiêu của hoạt động nhóm cần có được sự thú vị, hào hứng, có nhiều cơ hội cho trẻ vận động hoặc hành động với đồ vật, gợi ý. Hoạt động nhóm được thiết kế có cùng chủ đề nhưng nhiệm vụ của mỗi trẻ là khác nhau, cần có kế hoạch chi tiết tỉ mỉ; Thời lượng hoạt động nhóm ngắn, không nên quá 10 phút (nhất là nhóm nhỏ và vừa); Duy trì tốc độ trao đổi sinh động 30s/trẻ, luân phiên đảm bảo các trẻ đều có cơ hội và tích cực tham gia phần lớn thời gian; Hỗ trợ trẻ kịp thời bằng hìnhảnh, CCĐB, lời nói hoặc ký hiệu/đồ vật riêng biệt; Hoạt động nên được lặp lại hàng ngày, ít nhất trong thời gian 1 tuần, để trẻ có đủ thời gian tối thiểu có thể học

được.

Ngoài phần lý thuyết, các giáo viên còn được thực hành kỹ thuật các bước để các kỹ năng đã được học thêm thuần thục hơn. Như ở bước 1 giáo viên thực hành làm việc cá nhân, đọc giáo án ESDM của 1 trẻ, chọn ra các mục tiêu (bằng đánh dấu) và phân loại: Mục tiêu dạy trực tiếp (có thể là 1 phần), Mục tiêu dạy phối hợp (có thể là 1 phần) và viết vào cột mục tiêu. Ở bước 2 thực hành kỹ thuật việc làm quen với trẻ mới, các giáo viên thực hành làm việc cặp đôi, xem video tình huống, sau đó phân tích ra giấy và nộp giấy. Khi trẻ đã thích nghi thì thiết lập hoạt động chung. Trong thiết lập hoạt động chung, giáo viên cũng được thực hành làm việc 2 nhóm, xem video tình hướng, rồi phân tích ra giấy và trình bày nội dung.

Ngoài ra, trong buổi tập huấn này, giảng viên cũng đưa ra các gợi ý thiết kế môi trường lớp học trong ESDM, cách thiết kế dựa trên các đặc điểm học tập cụ thể của trẻ tự kỷ, tập trung chú ý vào sự gọn gàng, ngăn nắp, không gian hạn chế nhưng mở, nhấn mạnh đến nhiệm vụ/bài học trong thời điểm nhất định, làm mờ đi nguồn động lực vật chất ở từng thời điểm nhất định trong ngày. Giao tiếp thông qua đa phương thức: Điểm mạnh (phương thức học trực quan – tri giác), điểm yếu (phương thức học thính giác và quá trình xử lý ngôn ngữ: Sử dụng hình ảnh, sự vật, âm thanh, ngôn ngữ phù hợp). Hiểu trình tự chuỗi trong thời gian biểu như thời gian biểu chung của lớp, nhóm lớn, nhóm nhỏ, cá nhân. Các chuyển tiếp cần có kế hoạch, hỗ trợ bằng lịch cụ thể để trẻ hiểu và thích ứng, báo trước khi có thay đổi, mục đích cuối cùng là trẻ độc lập. Giáo viên còn được xem video gợi ý trong tổ chức hoạt động nhóm lớp.

Mục đích của bài chia sẻ trong lần tập huấn giáo viên này là giúp giáo viên củng cố thêm kiến thức và phát triển kỹ năng trong việc can thiệp sớm cho trẻ tại lớp học theo mô hình ESDM. Giúp giáo viên biết cách đọc nhanh 1 giáo án can thiệp cá nhân ESDM để lựa chọn ra các mục tiêu phù hợp và cần thiết với trẻ của mình trong môi trường lớp học hay cách áp dụng đúng lúc và linh hoạt các kỹ thuật dạy tương tác và dạy trực tiếp với trẻ trong từng giai đoạn: Trẻ mới – trẻ thích nghi – trẻ ổn định hoặc dựa vào đặc điểm của trẻ Trẻ không có động lực – trẻ ít động lực và trẻ có động lực. Đồng thời xác định được nhóm phù hợp với tiến trình phát triển của trẻ để có kế hoạch phát triển chung cho nhóm và riêng cho mỗi cá nhân.

 PV


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT