Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim

Tập huấn đào tạo cho giáo viên

 

Tập huấn đào tạo cho giáo viên về phát triển kỹ năng bắt chước cho trẻ giai đoạn 9-18 tháng tuổi

Nằm trong kế hoạch đào tạo nâng cao các kỹ năng cho 11 giáo viên can thiệp theo phương pháp mới, TTSM tiếp tục tổ chức buổi tập huấn về nội phát triển kỹ năng bắt chước. Đây là một kỹ năng rất quan trọng để giúp trẻ tương tác, phát triển ngôn ngữ, nhận thức ...

Bắt chước là sự lặp lại hành vi quan sát được của một ai đó trong một tình huống cụ thể. Bắt chước là sự bắt đầu của lần lượt - chìa khóa của giao tiếp, một công cụ học tập mạnh mẽ nhất ở tất cả các lứa tuổi. Nếu không bắt chước thì trẻ không thể học được.

Chương trình tập huấn hướng dẫn giáo viên về các nội dung bắt chước như 1. bắt chước hành động với đồ vật; 2. Bắt chước chuyển động cơ thể; 3. Bắt chước cử động mặt; 4. Bắt chước: Âm thanh - từ. Quy trình giảng dạy kỹ năng bắt chước ở 4 mục là giống nhau, để dễ hiểu, gần với thực tế và chuyên sâu, người hướng dẫn lấy quy trình giảng dạy phát triển kỹ năng bắt chước lời nói để hướng dẫn trực tiếp cho các giáo viên.

Nội dung giảng dạy về phát triển kỹ năng bắt chước được chia thành các giai đoạn khác nhau, từ thấp lên cao nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trên trẻ.

Giai đoạn 1: Tăng cường phát âm. Đó là tăng tần xuất phát âm của trẻ, hãy để trẻ là người bắt đầu. Ở giai đoạn này khả năng của trẻ còn kém, giáo viên khó tiếp cận, đặc biệt giáo viên mới vào nghề vì vậy người hướng dẫn đã có những gợi mở giúp cho giáo viên dễ thực hành, đó là các hoạt động giác quan xã hội - giáo viên ngồi đối diện với trẻ làm các hành động (cù ki, thổi bụng, thổi mặt, mát xa, kiến bò…) và chờ đợi khi trẻ có bắt cứ một phản ứng nào (cười, phát ra âm thanh). Đồng thời người hướng dẫn nhấn mạnh đến kỹ thuật của người giáo viên. Khi trẻ phát âm giáo viên bắt chước trẻ ngay và đồng thời cung cấp hành động mang tính củng cố. Để củng cố có hiệu quả cao, giáo viên phải thực hiện rất nhanh và mạnh nhất, cùng với đó lựa chọn đồ vật hay hoạt động trẻ yêu thích. Tăng cường phát âm của trẻ, giáo viên cần bắt chước cả những âm vô nghĩa: ngoại trừ hành động khóc, la hét làm ồn. Ở giai đoạn 1 giáo viên cần ghi nhớ: Hoạt động xã hội có cảm xúc – Tăng tần xuất phát âm – Củng cố.

Giai đoạn 2: Bắt chước phát âm của trẻ. Hãy để trẻ là người bắt đầu, giáo viên bắt chước trẻ, cũng giống như giai đoạn 1, giai đoạn này trẻ có sự tiến bộ hơn chút, tuy nhiên chưa có sự vượt bậc nên vẫn khó tiếp cận, vì vậy người hướng dẫn vẫn duy trì phần gợi mở cho giáo viên - hoạt động giác quan xã hội, hoạt động với đồ vật (tạo ra các trò chơi song song - chọn đồ chơi giống trẻ, chơi cách chơi của trẻ)

Một trong những điểm cốt yếu của kỹ năng giáo viên dạy trẻ là kỹ thuật, nên người hướng dẫn đã tập trung chia sẻ ở phần này - Khi trẻ phát âm giáo viên hãy bắt chước lại ngay và trợ giúp trẻ nhận lượt, lặp lại hành vi trên, khi trò chơi trở nên quen thuộc thì giảm dần trợ giúp, chờ trẻ độc lập phản hồi, sau đó tăng tần xuất mức độ thuần thục từ thấp đến cao. Và kết thúc giai đoạn thì để trẻ nhận lượt và giáo viên bắt chước hành động của trẻ.

Giai đoạn 3: Phát triển các vòng bắt chước. Với nội dung là tăng các vòng bắt chước, ở giai đoạn nà trẻ vẫn là người bắt đầu. Giáo viên tiến hành nối tiếp giai đoạn 2, khi trẻ phát âm hãy bắt chước lại ngay, chờ đợi sự phản hồi từ trẻ. Duy trì các vòng bắt chước bằng cách đáp trả luôn và lặp lại hành vi của trẻ. Khi trò chơi trở nên quen thuộc thì giáo viên không đáp trả luôn mà dừng lại và chờ đợi để trẻ yêu cầu nữa. Đây là một bước tích cực để củng cố hành vi bắt chước của trẻ. Kết thúc giai đoạn 3, giáo viên phải nhất quán các vòng phát âm, để trẻ chờ đợi và thể hiện yêu cầu bằng mắt sự đáp trả từ giáo viên. Giáo viên làm tối thiểu 2 vòng để trẻ quen thuộc hơn.

Giai đoạn 4: Bắt chước các phát âm đã hình thành. Với nội dung trẻ bắt chước các âm thanh quen thuộc, giai đoạn này có sự thay đổi – giáo viên bắt đầu. Giáo viên xác định tư thế ngồi của trẻ trong hoạt động làm sao thu hút ánh nhìn của trẻ. Và tạo ra phát âm quen thuộc rồi chờ đợi. Nếu trẻ không hồi đáp, lặp lại hành vi trên. Nhưng trẻ vẫn không hồi đáp thì tiếp tục giảng dạy với việc phát triển các vòng bắt chước kết hợp đan xem với giảng dạy bắt chước giai đoạn 4 (giáo viên bắt đầu các vòng phát âm). Trẻ bắt chước hành vi nhất quán: tăng độ thuần thục đến nhất quán.

Giai đoạn 5: Tăng sự đa dạng của phát âm. Với nội dung tăng sự đa dạng của phát âm, giáo viên bắt đầu, cần xây dựng danh mục âm thanh cho trẻ, sử dụng các trò chơi tạo âm thanh: thêm âm thanh khi chơi với đồ chơi, sách và các thói quen giác quan xã hội. Hình thành nên các thói quen phát âm thông qua hoạt động chơi rồi dừng lại một thói quen và chờ đợi. Nghe và ghi lại các âm thanh của trẻ. Với những âm thanh vừa mới xuất hiện trong danh mục: tiến hành giảng dạy như giai đoạn 4. Giáo viên củng cố bằng đồ vật, hoạt động yêu thích; bằng cách đáp lại âm thanh của trẻ. Và tiếp tục tăng dần mức độ thuần thục lên nhất quán.

 Giai đoạn 6: (Đây là giai đoạn chỉ có ở kỹ năng bắt chước lời nói). Xây dựng từ bằng cách biến âm thanh của trẻ thành từ có nghĩa. Giáo viên chọn hoạt động phù hợp cho việc phát triển âm tương ứng. Khi trẻ đang chơi và phát âm, ngay lập tức bắt chước trẻ luôn và tiến hành biến đổi âm thanh đó.  Khi trẻ phát âm, ngay lập tức bắt chước trẻ. Sau đó tiến hành chuyển đổi thành từ gần giống với âm đó.  

Chương trình tập huấn không chỉ bồi dưỡng cho giáo viên lý thuyết thực hành mà còn có những bài tập thực hành cụ thể, xem video thực hành, cùng các trao đổi, thảo luận về từng mục trong kỹ năng bắt chước. Từ đó, giúp giáo viên có thể xây dựng chiến lược phát triển, xác định giai đoạn, mục tiêu can thiệp cũng như lựa chọn hoạt động phù hợp và sử dụng linh hoạt các kỹ thuật trong quá trình can thiệp cho trẻ, giúp trẻ có nhiều tiến bộ.

                                                       Thanh Thanh


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT