Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ

Hội thảo về các giác quan của trẻ

Ngoài 5 giác quan mà chúng ta đã biết (thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác), các bạn đã mở rộng thêm 3 giác quan là tiền đình, cảm giác trong cơ thể và cảm giác trong từng bộ phận cơ thể. Trong buổi tập huấn lần này các bạn đã chọn ra 3 trong số 8 giác quan: xúc giác, tiền đình và cảm giác trong cơ thể. Chúng là những giác quan phát triển đầu tiên cung cấp cho chúng ta những kỹ năng và thông tin về chính chúng ta cũng như những điều xung quanh. Đây là 3 giác quan cơ bản tạo nên sự ổn định cảm xúc. Một khi trẻ ổn định cảm xúc sẽ tạo cơ sở cho sự phát triển.
Các bạn cũng đi vào phân tích giác quan. Giác quan của chúng ta cung cấp thông tin về cơ thể giống như một dòng nước chảy vào một cái hồ. Vô số những thông tin giác quan thâm nhập vào bộ não. Khi các giác quan của chúng ta kết hợp với não bộ, quá trình này là vô thức và nó xuất hiện mà không suy nghĩ về nó – chỉ giống như khi chúng ta thở.
VD: Khi chúng ta nhìn thấy một quả chanh, bộ não phân tích những biểu hiện giác quan từ mắt, để trải nghiệm về màu sắc và hình dạng. Khi chúng ta chạm vào quả đó, bộ não phân tích những biểu hiện từ những ngón tay, bàn tay nên chúng ta có thể nhận biết được rằng quả này bên ngoài ráp và có nước bên trong. Những biểu hiện về giác quan từ mũi của chúng ta cho ta biết được mùi của quả.
Khi một đứa trẻ tự kỷ ngồi trong lớp học và phải tập trung vào những gì đang được học, có thể trẻ tập trung là rất khó nếu như giáo viên đang dạy những trẻ khác, nếu có tiếng ồn của xe cộ ngoài cửa sổ hoặc nếu một đứa trẻ ở lớp bên cạnh đang khóc. Chúng ta có hệ thống giác quan phân tích tốt có thể làm thế nào để loại trừ những giác quan không cần thiết. Chúng ta không quan tâm đến đứa trẻ đang khóc, xe cộ và những tiếng ồn ngoài lớp học và tập trung vào thứ quan trọng nhất là việc giảng dạy. Điều này đối với trẻ tự kỷ lại là một khó khăn. Tất cả mọi cảm giác nhận được đều truyền đến bộ não ở mức độ quan trọng như nhau. Trong bộ não của trẻ tự kỷ thì tiếng đồng hồ tích tắc cũng có thể giống như những lời cô giáo đang cố gắng giảng dạy. Khi đó bạn hãy chỉ ra cho trẻ hành vi này, quan trọng không phải là la mắng hay dùng những tiếng ồn khác để giao tiếp với trẻ. Hãy làm cho trẻ trấn tĩnh bằng cách chạm vào trẻ để tạo ra những tiếp xúc về thể chất. Khi trẻ trấn tĩnh và thoải mái có thể sẽ tập trung chú ý nghe giảng hơn.
Chắc chắn rằng sau buổi hội thảo ngày hôm nay, các giáo viên của Trung tâm Sao Mai sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về các giác quan, từ đó áp dụng nhiều hoạt động thể chất hơn nhằm kích thích giác quan của trẻ.

Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ