Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Học để chơi - Chơi để học cho trẻ tự kỷ (phần 1)

Vui chơi là một hoạt động cần thiết đối với sự phát triển của trẻ, nó không chỉ góp phần hình thành tính cách của trẻ sau này, mà còn là con đường giúp bé học các kỹ năng và dẫn bé khám phá thế giới rộng lớn xung quanh một cách tự nhiên nhất. Ở lứa tuổi mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo.

Bài viết giúp phụ huynh và những người làm việc với trẻ tự kỷ:  Nắm được những đặc điểm chơi cơ bản của trẻ tự kỷ; Cung cấp cho phụ huynh một số kiến thức các hình thức vui chơi và các giai đoạn chơi của trẻ; Phụ huynh được tiếp cận với một số nhóm trò chơi và cách lựa chọn đồ chơi và phát triển kỹ năng chơi cho trẻ.

 I.      Đặc điểm chơi của trẻ tự kỷ

   1. Trẻ thích chơi một mình không chia sẻ với ai:

-  Trẻ tự kỷ có những lệch lạc trong hành vi chơi, có thể phát hiện trong những năm đầu cuộc sống và tiếp tục ở các giai đoạn phát triển chơi sau này

- Do khiếm khuyến về giao tiếp và tương tác xã hội, nên trẻ tự kỷ gặp khó khăn khi chơi hợp tác với người khác. Trẻ thờ ơ không quan tâm đến xung quanh, chơi một mình theo cách riêng của trẻ.

-  Khi con còn bé, thông thường đòi hỏi sự chú ý thường trực của cha mẹ thì việc con yên lặng chơi một mình trong cũi và góc nhà rất được hoan nghênh và được khen là con ngoan. Nhưng khi con đã 21 tháng tuổi thì sẽ rất đáng lo ngại vì ở bắt đầu ở tuổi này trẻ luôn luôn muốn tương tác với mẹ, người chăm sóc để đòi được chú ý, để khoe, hỏi hay chia sẻ gì đó. Ví dụ: Mẹ, nhìn này. Bố đâu?

-  Trẻ không biết chia sẻ khi chơi: Không biết tìm bạn xin chơi chung hay kêu bạn để chơi chung, không tự mình đưa đồ chơi cho trẻ khác để chia sẻ.

   2. Trẻ tự kỷ hạn chế về lựa chọn đối tượng chơi, thậm chí trẻ chỉ chơi một phần riêng biệt của đối tượng

-  Do trẻ quá gắn bó với một đồ vật hoặc một thói quen nào đó, trẻ chơi một cách máy móc với đồ chơi và rất khó chuyển sang cách chơi khác.

-  Trong năm đầu thì trẻ bình thường khi được cho đồ chơi thì chúng sẽ cầm lấy, sờ mó, bỏ vào miệng lấy tay bóp và lắng nghe âm thanh. Đa số trẻ tự kỷ cũng làm như vậy nên rất khó phân biệt, tuy có vài trẻ đáng chú ý vì tỏ ra hờ hững.

-   Trẻ bình thường tìm cách chơi đồ chơi theo chức năng của chúng: chẳng hạn với ô tô thì đẩy cho xe chạy, với cái cốc thì giả vờ uống nước nhưng với trẻ tự kỷ thì không biết dùng đồ chơi đúng cách. Trẻ thường chơi đồ chơi sao cho kích thích giác quan của chúng; chẳng hạn trẻ sẽ cầm xe ô tô để sát mặt và quay bánh xe, cầm cốc để sát vào mắt, đập vào cằm hoặc dùng để quay tròn trên tay, trẻ chơi một lúc lâu mà không chán. Hoặc xếp các vật thành hàng dài theo một trật tự cố định, trẻ tỏ ra cáu giận khi bị xê dịch. Hay với trẻ thường thì sẽ biết cho gấu bông học bài, đi ngủ còn với trẻ tự kỷ thì ngửi mãi hoặc sờ mó gấu bông mà không biết chơi giả vờ, cách chơi của trẻ trống rỗng đơn điệu.

   3. Trẻ tự kỷ không biết cách chơi kết hợp các đồ chơi lại với nhau.

-         Chẳng hạn: Với trẻ bình thường khi có trong tay nhiều đồ chơi khác nhau thì các em sẽ tìm cách chơi chung tất cả những món đồ này với nhau, ví dụ: Người sẽ lái xe tải đi chở hàng sau đó ngồi nghỉ ngơi để uống trà bằng cách sử dụng ấm trà.

  4. Trò chơi tưởng tượng của trẻ tự kỷ bị hạn chế lặp đi lặp lại.

-  Trẻ tự kỷ có thể chơi theo cách mà thoáng nhìn thì có vẻ bình thường nhưng khi quan sát kỹ thì thấy sự đơn điệu, lặp đi lặp lại, không có óc sáng tạo. Chẳng hạn: Có trẻ thích chơi với vật dài như cái que, cái bút, … quay qua quay lại mà không hề chán, trẻ có thể chơi từ tháng này sang tháng khác mà không biết mở rộng hay thay đổi trò chơi. Trong khi trẻ thường có thể biến cái que thành con ngựa gỗ để cưỡi, thành kiếm khi muốn trở thành siêu nhân, trẻ có thể lôi kéo người khác vào cuộc chơi của mình hoặc đòi hỏi người khác phải chú ý tới những hành động chơi đó. Nhưng với trẻ tự kỷ thì không, trẻ không biết đòi hỏi gì thêm, không đem ai khác vào trò chơi của mình, không tập một hành vi hay một kinh nghiệm nào có lợi cho trẻ về mặt giao tiếp.

-         Trẻ bình thường có thể biến mình và người khác thành những nhân vật trong truyện: Mình là Elsa nhé, cậu là Ana, cô chị có phép thuật đấy, cô em có tình yêu, … Với trẻ tự kỷ thì không biết biến mình vào nhân vật trong truyện, cũng có trẻ có khả năng nhận mình là một nhân vật nào đó trong truyện nhưng trẻ cũng chỉ chơi đơn điệu với những tình tiết không thay đổi, không có gì mới lạ hay không tưởng tượng thêm bớt vào khác với nội dung truyện.

   5. Khả năng quan sát, bắt chước kém và khó khăn khi tham gia các hoạt động chơi lần lượt:

- Trẻ tự kỷ với khả năng tương tác kém nên khó nhận biết được lượt chơi của mình trong các trò chơi luân phiên. Chẳng hạn khi lăn quả bóng cho trẻ thì trẻ không biết cách lăn lại cho đối phương mà sẽ giữ lại chơi một mình theo cách của riêng trẻ.

-  Trẻ có kỹ năng bắt chước nghĩa là có khả năng diễn đạt lại hành động của người khác, để học được cách bắt chước thì trẻ phải biết chơi theo lượt, tham gia vào các hoạt động chơi và lặp lại đặc tính nổi bật của hoạt động chơi đó.

Với đặc điểm vui chơi của trẻ tự kỷ, các thầy cô và người chăm sóc cần có sự chấp nhận và hướng dẫn phù hợp để cùng trẻ vui chơi giúp trẻ phát triển kỹ năng chơi từ đó trẻ học được các kỹ năng và phát triển các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hòa nhập

                                                                             Học mà chơi - Chơi mà học


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ