Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Chuyên gia Philipine tập huấn cho giáo viên Trung tâm Sao Mai

Ngày 20/10, Trung tâm Sao Mai tổ chức tập huấn về Hoạt động trị liệu và sử dụng hoạt động trị liệu phát triển kỹ năng vận động thô cho giáo viên, do chuyên gia Rossalie Serrano đến từ Philippin giảng dạy.

Thông thường, trẻ tự kỷ gặp khó khăn về vận động thô do vấn đề về cảm nhận cơ thể (trong không gian); Thiếu động lực để tham gia và tập luyện các hoạt động; Tránh né do bản chất xã hội của các hoạt động (ví dụ như thể thao ); Sức khỏe hoặc sức bền kém; Thiếu tự tin hoặc sợ các dụng cụ chuyển động; Khả năng giải quyết vấn đề để phát triển kỹ năng kém. Trong đó có khoảng 1/3 số trẻ thuộc thể ì, khó hoạt hóa được hoạt động vận động của cơ thể trẻ; 2/3 số trẻ thường tăng  động và khó khăn trong việc tự kiểm soát hành vi của mình; thêm vào đó là vấn đề khó khăn trong khả năng điều hòa cảm giác cơ thể. Vậy, tác động đến vận động là điều đầu tiên cần thực hiện để giúp trẻ giữ cơ thể trong trạng thái cân bằng để có thể hoạt động, học tập và làm việc hiệu quả. Hầu hết trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong việc xác định tính mục đích của hoạt động. Vận động ở trẻ tự kỷ thường tự phát mà chính bản thân trẻ cũng không kiểm soát được. Vận động là kỹ năng nền tảng góp phần giúp trẻ tự kỷ kiểm soát hành vi, hoạt hóa hành vi – vận động, đẩy nhanh hoặc kiểm soát tốc độ và khả năng tư duy … giúp quá trình học tập và rèn luyện của trẻ sẽ diễn ra hiệu quả hơn.

Vận động thô là khả năng phát triển các hoạt động toàn thân và khả năng giữ thăng bằng cơ thể cần đến các nhóm cơ lớn như: chạy, nhảy, nhảy lò cò, trèo leo và chơi bóng... Đây là kỹ năng vận đông đòi hỏi sự nhanh, mạnh và dứt khoát. Khi trẻ phát triển kỹ năng vận động thô, các kỹ năng khác cũng phát triển theo, chẳng hạn phối hợp mắt-tay/chân, chức năng giác quan (thị giác, xúc giác, tiền đình, thính giác), kỹ năng làm việc và chơi trong nhóm và môi trường thể thao, và tăng tự tin. Khả năng kiểm soát các cơ lớn của cơ thể trong việc đi lại, chạy, ngồi, bò và các hoạt động khác. Các cơ cần thiết để thực hiện các kỹ năng vận động thô thường thấy là cánh tay, chân, lưng, bụng và thân.

Phát triển các kỹ năng này giúp trẻ có khả năng thực hiện được các kỹ năng phức tạp hơn trong các hoạt động trong tương lai.

Trong vận động thô, chuyên gia Philipine cũng đã chia sẻ với các giáo viên về các hoạt động của vận động thô như Trương lực cơ để giúp cơ của trẻ ở trạng thái tối ưu và sẵn sàng cho các hoạt động; Sự vững chắc của thân nhằm duy trì sự cân bằng và cần có sự phối hợp của thông tin đầu vào từ các hệ thống đa giác quan bao gồm hệ thống tiền đình, hệ thống cảm nhận bản thể và hệ thống thị giác; Nhận thức về cơ thể: Trẻ không có cảm nhận tốt về vị trí của cơ thể hoặc các phần thân thể của mình ở đâu trong không gian cũng có khó khăn trong việc phối hợp hai bên cơ thể để hoàn thành các hoạt động có sự liên quan đến hai bên cơ thể  (ví dụ như đi giày, đi tất, ném/bắt quả bóng lớn bằng 2 tay)

Chuyên gia cũng đã lưu ý về những khó khăn với các kỹ năng vận động thô ở trẻ mà giáo viên cần nhận biết được, đó là sự chậm trễ trong việc đạt đến các mốc phát triển (ví dụ như ngồi, bò, đi, chạy, nhảy lò cò). Di chuyển một cách cứng nhắc và kém sự di chuyển uyển chuyển hoặc trông có vẻ lù cù, vụng về. Né tránh các hoạt động thể chất. Tham gia vào các hoạt động thể chất chỉ trong một thời gian ngắn (sự bền bỉ, dẻo dai kém). Không thể duy trì tư thế ngay ngắn khi ngồi ở trên chiếu. Không có khả năng thực hiện các các kỹ năng giống như các bạn cùng trang lứa (ví dụ bắt, đá, nhảy lò cò, nhảy cao). Không có khả năng làm theo các sự hướng dẫn nhiều bước để hoàn thành một hoạt động thể chất (ví dụ như vượt chướng ngại vật). Không thể lên kế hoạch và xâu chuỗi các sự việc hoặc các bước trong một quá trình (ví dụ bước lên phía trước trước khi ném). Không thể thực hiện các chuyển động một cách an toàn (ví dụ như trèo). Chán ghét, mệt mỏi với các hoạt động thể chất. Mất đi các kỹ năng đã có trước đây nếu không liên tục thực hành các kỹ năng đó. Không thể khái quát hóa hoặc thay đổi một kỹ năng (sử dụng cùng một kỹ năng trong một bối cảnh/phương thức khác) (ví dụ như có thể dễ dàng thay đổi giữa việc ném một quả bóng to/nặng với việc ném một quả bóng nhẹ/nhỏ). Kỹ năng vẽ và kỹ năng sử dụng bút. Viết và vẽ trong một khoảng thời gian dài. Các hoạt động của đời sống (mặc quần áo một cách độc lập, cầm và sử dụng dao kéo). Duy trì tư thế khi ngồi trên sàn hoặc tại bàn. Tỏ ra mệt mỏi, thờ ơ và cần một thời gian dài để phản hồi lại các kích thích xung quanh trẻ. Việc xử lý các thông tin giác quan (phản ứng một cách phù hợp đối với môi trường). Khó khăn trong các thao tác chơi đồ chơi và sử dụng các dụng cụ ăn uống ...

Và nếu như trẻ được các giáo viên, kỹ thuật viên can thiệp tốt sẽ giúp tăng cường sự tự tin của trẻ trong các hoạt động vận động thô. Xả năng lượng của trẻ. Tăng cường sự tự tôn của trẻ. Kéo dài thời gian tập trung của trẻ khi thực hiện các hoạt động trên bàn. Giúp trẻ phát triển sức mạnh và sự dẻo dai để đáp ứng các nhu cầu thể chất trong một ngày học tập ở trường. Nâng cao kỹ năng xử lý các thông tin giác quan như xúc giác, cảm nhận bản thể và tiền đình. Tăng cường khả năng làm theo sự chỉ dẫn. Mang lại các cơ hội tương tác. Tăng cường kỹ năng giải quyết vấn đề.

Trong bài chia sẻ, chuyên gia cũng định hướng cho giáo viên cần làm gì để nâng cao kỹ năng vận động thô ở trẻ. Như tăng cường sự tập trung chú ý đối với các nhiệm vụ và sự sẵn sàng phản ứng lại nhanh cóng khi họ mất cân bằng và phản ứng đối với những sự thay đổi trong môi trường xung quanh họ; Tăng cường sức mạnh của trụ cột;  Đơn giản hóa các kỹ năng thể chất cụ thể bằng cách chia nhỏ thành các bước nhỏ để dạy. Từ từ kéo dài thời gian và cường độ của hành động để tăng cường sự dẻo dai; Tăng cường khả năng xử lý thông tin giác quan; Phương thức đa giác quan (sử dụng cả 7 giác quan) để học các kỹ năng mới sẽ đảm bảo cho trẻ có cơ hội tốt nhất để học các chiến lược nhận thức phù hợp; Phân tích nhiệm vụ để hỗ trợ với việc chia nhỏ thông tin và chuỗi ngược (ví dụ: học từng phần của nhiệm vụ); Phát triển các kỹ năng nền cần thiết để hỗ trợ các kỹ năng toàn cơ thể (vận động thô) ví dụ như cung cấp các hoạt động nhằm hỗ trợ như cân bằng và phối hợp, sức mạnh và sự dẻo dai, sự tập trung và tỉnh táo (xử lý thông tin giác quan), nhận thức về cơ thể.

Chuyên gia cũng đã lưu ý cho các giáo viên về cách tổ chức các hoạt động vận động thô theo nhóm. Đó là khi lên kế hoạch của sự chuyển động; Các công cụ, trò chơi; Các hoạt động phát triển nhận thức về cơ thể. Các hoạt động là những gợi ý hữu ích để phát triển sự phối hợp hai bên. Tăng cường sức mạnh của cơ trụ cột trong các trò chơi hàng ngày như bơi, vượt chướng ngại vật, leo lên cầu trượt, chơi đùa khi ở tư thế bò, chơi lắc lư, đi theo kiểu các con vật, hoạt động kéo, đẩy...

Để giáo viên Sao Mai có thêm những kiến thức về trị liệu hoạt động, phân biệt được sự khác nhau giữa trị liệu hoạt động và vật lý trị liệu, chuyên gia Philipine cũng đã có bài tập huấn chia sẻ với giáo viên Sao Mai về phương pháp trị liệu hoạt động.

 Khác với các kỹ năng vận động thô, trị liệu hoạt động là dạy, duy trì và thúc đẩy các hành vi tích cực trong các hoạt động đời sống, học tập và làm việc trẻ có các khiếm khuyết phát triển hoặc khuyết tật về mặt tể chất, tâm lý hoặc người có co nguy cơ ở các tình trạng trên. Mục tiêu nhằm thúc đẩy, duy trì hoặc phục hồi sự độc lập về mặt chức năng trong các kỹ năng sống hàng ngày. Hoạt động trị liệu đó là phát triển các kỹ năng điều khiển hành vi, kỹ năng về mặt cảm xúc; Kỹ năng xã hội; Kỹ năng vận động cơ miệng; Kỹ năng vận động thô; Kỹ năng vận động tinh; Kỹ năng tiếp nhận xử lý thông tin giác quan; Kỹ năng tự lập; Kỹ năng nhận thức.

Chuyên gia cũng đã nhấn mạnh cho các giáo viên về các phương pháp trị liệu hoạt động như: Kỹ thuật điều trị dựa trên sự phát triển thần kinh (NDT). Phương pháp NDT/Bobath giải quyết các vấn đề xuất hiện do sự khiếm khuyết trong phát triển hệ thống thần kinh trung ương gây ảnh hưởng đến sự phát triển về các kỹ năng liên quan đến giác quan – vận động, nhận thức, xã hội, cảm xúc, điều hòa giác quan,trị liệu qua các hoạt động như chơi, phương pháp Denver, trị liệu nước...

 Qua nội dung mà chuyên gia chia sẻ nhằm hướng cho tới cái đích cho các nhà trị liệu hoạt động đối với trẻ có các vấn đề về việc chậm phát triển vận động hoặc các khiếm khuyết vận động thường là cải thiện kỹ năng vận động tinh, tập trung vào sự phối hợp tay và mắt và thao tác, để tăng cường khả năng chơi cũng như khả năng tự chăm sóc bản thân.Tập trung vào sự phát triển cảm xúc.

 Trong đó, có kỹ thuật hỗ trợ thúc đẩy sự độc lập bằng cách giúp một người thực hiện các nhiệm vụ mà trước kia họ không thể làm được hoặc có khó khăn lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ đó, bằng cách cung cấp sự củng cố hoặc thay đổi cách thức tương tác, các kỹ thuật cần thiết để đạt được mục tiêu đó.

Nội dung tập huấn cũng đã đề cập đến các kỹ năng đặc biệt trong điều trị đối với trẻ nhỏ. Đó là kỹ năng hành vi/cảm xúc. Kỹ năng xã hội. Kỹ năng vận động thô. Kỹ năng vận động tinh. Kỹ năng xử lý thông tin giác quan. Kỹ năng tự lập. Kỹ năng nhận thức. Phương pháp sử dụng để đạt được các mục tiêu này phụ thuộc vào nền tảng của sự chậm phát triển vận động, mức độ khuyết tật và mức độ phát triển của trẻ.  Và nhà trị liệu phân tích nền tảng giác quan-vận động cần có để thực hiện một kỹ năng chức năng, từ đó sử sụng các chiến lược và kỹ thuật để cải thiện những kỹ năng giác quan-vận động nền tảng này với mục tiêu rằng việc cải thiện ở các kỹ năng vận động nền tảng sẽ dẫn đến sự cải thiện trong việc thực hiện các hoạt động chức năng.

2 nội dung của chương trình tập huấn mà chuyên gia Philipine chia sẻ với giáo viên Sao Mai thật hữu ích, góp phần nâng cao và hoàn thiện kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên của Sao Mai, giúp cho các hoạt động can thiệp đối với trẻ ngày càng hiệu quả.

Đài Thanh

 


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT