Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Chuyên gia Mỹ tập huấn cho giáo viên Sao Mai về phương pháp mới RIT trong can thiệp cho trẻ tự kỷ

Ngày 15/3/2018, Tiến sỹ Nickel là bác sỹ về hành vi- phát triển nhi, là giáo sư khoa nhi của trung tâm phục hồi và phát triển nhi, khoa Nhi, trực thuộc đại học khoa học và y tế Oregon đã tập huấn cho các giáo viên Sao Mai về phương pháp mới Reciprocal Imitation Training (RIT).

Trẻ tự kỷ có những khiếm khuyết trong bắt chước như khó khăn trong việc bắt chước hành động của người khác, chơi với đồ vật,cử chỉ, cảm xúc, ngôn ngữ…, Đặc biệt khó khăn trong việc bắt chước qua lại. Khó khăn trong bắt chước ở trẻ tự kỷ góp phần gây khó khăn cho các kỹ năng giao tiếp xã hội.

Và phương pháp RÍT mà các chuyên gia Mỹ tập huấn cho giáo viên Sao Mai nhằm bồi dưỡng thêm kiến thức, kỹ năng cho giáo viên trong việc dạy trẻ theo phương pháp bắt chước qua lại. Dạy trẻ việc bắt chước để giúp trẻ mở rộng sự phát triển giao tiếp xã hội.

Phương pháp RIT có hiệu quả trong việc dạy về các vật thể và kỹ năng bắt chước cử chỉ; cải thiện kỹ năng giao tiếp xã hội khác và điển hình như cùng tập trung chú ý vào một vật thể, ngôn ngữ và sinh hoạt vui chơi; thích hợp cho cả việc học cho trẻ tại gia đình.

Trong nội dung tập huấn, các chuyên gia cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bắt chước trong phát triển giao tiếp xã hội, những vấn đề liên quan đến sự phát triển kỷ năng giao tiếp xã hội trong chia sẻ cảm xúc, quy luật xã hội, ngôn ngữ, chơi đùa… Nhấn mạnh chức năng của việc bắt chước trong việc giúp trẻ khám phá, học hỏi về các vật thể trong môi trường xung quanh; Bắt chước hành động của người khác như một phương thức giao tiếp xã hội.

Các chuyên gia cũng lưu ý, ở trẻ tự kỷ, các kỹ năng mô phòng không phải khiếm khuyết như nhau nên các phương pháp hỗ trợ việc bắt chước nên tập trung vào việc dạy bắt chước cho các chức năng xã hội; việc lựa chọn đồ chơi cho trẻ và cách sử dụng đồ chơi hay cách thức, tư thế giáo viên ngồi chơi với trẻ. Trong quá trình chơi, giáo viên bắt chước cần chiều theo trẻ như cùng chơi đồ chơi với trẻ, di chuyển cử chỉ và thân hình, bắt chước âm thanh, ngôn ngữ phù hợp với ngữ cảnh để phát triển khả năng giao tiếp của trẻ. Đặc biệt, giáo viên phải hăng hái tham gia và gia tăng mức độ về sự bắt chước và kiểm soát tình hình như không bắt chước các hành động bạo lực hay nguy hiểm hay bắt chước cảm xúc về các hành động không phù hợp và dừng lại hoạt động chơi khi trẻ quá chú tâm; giáo viên nên miêu tả hoạt động vui chơi bằng ngôn ngữ đơn giản, nói chậm rãi, nhấn mạnh những từ quan trọng, thường xuyên lặp lại và mở rộng ngôn ngữ của trẻ…

Việc dạy trẻ bắt chước các vật thể, chuyên gia cũng đã hướng dẫn chi tiết giáo viên trong việc làm mẫu hành động để trẻ bắt chước theo như cách làm mẫu, cách quan sát và sử dụng ngôn ngữ như thế nào cho phù hợp với trẻ, mức độ thời gian bắt chước, hướng dẫn trẻ cách bắt chước, mở rộng các kỹ năng chơi của trẻ đồng thời có những khuyến khích, khen ngợi trẻ bắt chước theo để động viện trẻ.

Các chuyên gia Mỹ cũng đã khuyến nghị các giáo viên nên sử dụng RIT trong hoạt động hành ngày như lúc trẻ thức dậy, giờ ăn, giờ chơi, hoạt động văn nghệ, giờ kể chuyện, giờ tắm, các trò chơi vận động và các hoạt động khác.

Chương trình tập huấn của chuyên gia Mỹ cho giáo viên Sao Mai về phương pháp mới RIT không chỉ giúp giáo viên có thêm kỹ năng, phương pháp trong can thiệp cho trẻ tự kỷ, giúp trẻ phát triển giao tiếp để hòa nhập xã hội mà còn giúp cho chất lượng đội ngũ giáo viên của Sao Mai ngày một nâng cao, khẳng định thêm ưu thế của Sao Mai trong lĩnh vực chăm sóc, PHS-CTS cho trẻ tự kỷ. 

Bên cạnh chương trình tập huấn, Đoàn chuyên gia Mỹ còn có buổi tọa đàm với giáo viên Sao Mai về dạy trẻ trong môi trường hòa nhập.Tiến sĩ Michee Michele Haney PhD, chuyên ngành tâm lý giáo dục/giáo dục đặc biệt và Tiến sỹ Silverstain, bác sỹ Nhi, từng có nhiều năm kinh nghiệm khám và can thiệp đối với trẻ khuyết tật trí tuệ tại các chuyên khoa Nhi đã có những bài chia sẻ về kinh nghiệm 30 năm hỗ trợ giáo dục hòa nhập với cán bộ, giáo viên Sao Mai. Buổi tọa đàm trong không khí sôi nổi và ý nghĩa, giúp ích rất nhiều cho giáo viên trong công tác chăm sóc, nuôi dạy và can thiệp cho trẻ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ.

 

 

Đài Thanh 


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT