Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Buổi chia sẻ chuyên môn cùng đoàn sinh viên Pháp ngành ngôn ngữ trị liệu trường Đại học Clerment – Ferrand

Ngày 10/6/2023 vừa qua buổi chia sẻ chuyên môn đầy hào hứng và thú vị của nhóm 8 bạn sinh viên năm cuối người Pháp  ngành ngôn ngữ trị liệu trường Đại học Clerment – Ferrand cùng toàn thể giáo viên Trung tâm Sao Mai tại hội trường của Trung tâm. Trong buổi chia sẻ các bạn đã đem đến cho các giáo viên Trung tâm nhiều kiến thức mới và các phương pháp can thiệp mới trong quá trình trị liệu ngôn ngữ cho trẻ. Bên cạnh đó còn đưa ra rất nhiều ví dụ, hoạt động hướng dẫn thực hành sinh động để có thể xây dựng kĩ năng nền tảng về giao tiếp cho trẻ trước khi trước khi chuyển sang học ngôn ngữ nói ví dụ như:

  1. Nhìn
  2. Tính liên chủ thể
  3. Chú ý
  4. Bắt chước
  5. Cử chỉ
  6. Vật thể luôn tồn tại
  7. Trò chơi mô hình biểu tượng
  8. Thay phiên nhau/Lần lượt

Bên cạnh đó các bạn sinh viên Pháp còn chia sẻ thêm những kiến thức về quá trình xử lý thông tin giác quan & can thiệp hợp lý cho trẻ có những vấn đề về giác quan. Một số cách thức mà chúng ta có thể hỗ trợ trẻ trong xử lý các vấn đề giác quan khi gặp khó khăn:

Có thể đưa ra các chiến lược để giúp trẻ trong các hoạt động hàng ngày

  • Điều chỉnh theo nhu cầu của trẻ: đối với trẻ cần được kích thích nhiều hơn để tập trung, chúng ta có thể cho trẻ kích thích giác quan bổ sung.
  • Tự điều chỉnh:  khả năng duy trì sự tập trung trong một nhiệm vụ, hoạt động cụ thể, thường gây khó khăn cho trẻ có vấn đề về giác quan.
  • Giúp trẻ thích nghi trong môi trường của trẻ tốt hơn.

Trong hoạt động hỗ trợ trẻ để có thể giúp trẻ xử lý được các vấn đề giác quan thì chúng ta có thể xây dựng các phòng giác quan và tạo ra những thiết kế đặc biệt với các yếu tố kích thích các giác quan. Nó cho phép người dùng tương tác tự do với ánh sáng, âm thanh, mùi hương và nhờ đó phát triển tất cả các hệ thống giác quan của mình. Đó là một không gian dễ chịu thúc đẩy sự chú ý, khám phá, niềm vui và cảm giác thoải mái..

Đây là một không gian có ích cho tất cả mọi người, bất kể tình trạng khuyết tật như thế nào(tự kỷ, khuyết tật học tập, rối loạn giảm chú ý, tăng động, Thiểu năng trí tuệ).

Kết thúc các hoạt động chia sẻ về những kiến thức chuyên môn còn đi kèm những chia sẻ về những hoạt động trợ giúp và cách thức sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ cho matxa và kích thích giác quan các vùng môi, miệng, thính giác, các vùng cơ mặt cho trẻ để giúp quá trình can thiệp diễn ra tốt và hiệu quả hơn .

Một số dụng cụ có thể sử dụng như :

-      Bóng gai cao su (chỉ được áp dụng bên ngoài miệng)

-       Bàn chải xỏ ngón

-       Dụng cụ mát-xa miệng rung

-      Các chất rắn hoặc lỏng có kết cấu hoặc nhiệt độ khác nhau để kích thích cảm giác bên trong miệng

 

 

  

Sau buổi chia sẻ các giáo viên đã có thêm rất nhiều kiến thức bổ ích và nhiều ý tưởng mới  cho hoạt động can thiệp  sắp tới của mình dành cho học sinh để đạt được hiệu quả hơn. Xin gửi lời cám ơn đến hội Hội Hợp tác vì trẻ em Việt Nam ( Enfance partenariat Viet Nam viết tắt là EPVN) đã hỗ trợ và giúp đỡ để Sao Mai có cơ hội học hỏi và làm việc cùng nhóm sinh viên nước ngoài để cập nhật thêm kiến thức mới hữu ích.


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT