Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim

Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam

   Theo định nghĩa của Liên hợp quốc, các NGOs là bất kỳ tổ chức quốc tế nào được lập ra không phải do một thoả thuận liên chính phủ quốc tế, nhưng NGOs đó có thể bao gồm các tổ chức có thành viên do chính phủ cử ra, với điều kiện thành viên đó không được can thiệp vào quyền tự do bày tỏ ý kiến của tổ chức đó. (1)
            
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận ngày càng nổi lên như một lực lượng quan trọng trong lĩnh vực cứu trợ nhân đạo và phát triển xã hội. Bên cạnh những nỗ lực của các chính phủ và các tổ chức quốc tế liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ đã góp một phần vào việc cải thiện cuộc sống của những người nghèo, những người bị thiệt thòi trong xã hội, giúp họ tự phát triển một cách bền vững. Các tổ chức phi chính phủ đã trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống tổ chức xã hội dân sự, một hiện tượng có tính toàn cầu nên ngày nay, người ta thường gọi là một “cộng đồng phi chính phủ”.
             Vai trò của các tổ chức phi chính phủ đang được nâng cao trong cộng đồng các nước tài trợ và trên trường quốc tế, được coi là một trong những tác nhân thúc đẩy sự phát triển bền vững, khắc phục nghèo khổ và tham gia xây dựng chính sách của các chính phủ, bảo đảm quyền con người, góp phần xây dựng quan hệ thương mại bình đẳng giữa các nước. 
             Trong quá trình xây dựng chính sách, các tổ chức quốc tế, các thiết chế tài chính quốc tế, chính phủ các nước phát triển và một số nước đang phát triển đã hình thành cơ chế tham vấn, lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức phi chính phủ. Liên hợp quốc, các tổ chức liên khu vực và chính phủ nhiều nước phương Tây, một số tổ chức quốc tế như: Chương trình phát triển của Liên hợp quốc – UNDP, Liên minh châu Âu – EU, Ngân hàng Thế giới – WB, Ngân hàng phát triển châu Á – ADB, Quỹ Dân số của Liên hợp quốc – UNFPA, … ưu tiên chuyển tài trợ song phương qua các tổ chức phi chính phủ nước mình hoặc qua các tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động trong lĩnh vực họ quan tâm. Chính phủ các nước phát triển thông qua các tổ chức phi chính phủ triển khai các dự án viện trợ để thực hiện mục tiêu chính sách của họ đối với nước nhận viện trợ. 
            Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, lại trải qua nhiều năm bị chiến tranh tàn phá, thường xuyên bị thiên tai; cuộc sống của nhân dân, nhất là ở các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ven biển miền Trung còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang ra sức tiến hành công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đạt được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong quá trình phát triển này, nước ta phát huy nội lực là chính, đồng thời tranh thủ và đánh giá cao nguồn lực bên ngoài, sự giúp đỡ của các chính phủ, các tổ chức quốc tế cũng như các tổ chức phi chính phủ.

Hiện nay, ở Việt Nam, có thể kể ra các loại hình tổ chức phi chính phủ nước ngoài sau đây:

  1. Các quỹ văn hóa – xã hội (thường được gọi là Foundation trong tiếng Anh, hay Fondation trong tiếng Pháp hay Stiftung trong tiếng Đức)

Đây là một loại hình tổ chức phi chính phủ nước ngoài nhưng được xếp thành một phạm trù riêng do các quỹ văn - xã thường không trực tiếp triển khai các dự án viện trợ nhân đạo hoặc các dự án phát triển mà chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực kiến trúc thượng tầng về chính trị, văn hóa, giáo dục, thúc đẩy các cải cách về thể chế và đào tạo, phát triển con người, thúc đẩy tư nhân hóa… Họ cũng tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài khác tiến hành các dự án phù hợp với tôn chỉ, mục đích của họ.

Các quỹ văn - xã thường có ngân sách lớn, hoạt động ở nhiều nước và có ảnh hưởng khá lớn đối với chính phủ nước họ. Các tổ chức dạng này đang hoạt động tại Việt Nam là Ford Foundation, KAS, FES, Asia Foundation.

  1. Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có nguồn gốc tôn giáo.

Các tổ chức này ra đời rất sớm và vào Việt Nam hoạt động cũng rất sớm. Lúc đầu họ coi việc truyền đạo, cải giáo là chính, sau chuyển dần sang coi trọng cả việc đạo và việc đời và đến nay, phần lớn lấy việc đời để làm việc đạo.

Khoảng một phần ba các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam là các tổ chức phi chính phủ có liên quan đến tôn giáo.

  1. Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài khác, chuyên hoạt động trên các lĩnh vực nhân đạo, từ thiện, phát triển bền vững, khắc phục hậu quả thiên tai …

Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thuộc loại hình này có phạm vi hoạt động rộng rãi, chủ yếu là những tổ chức được thành lập từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, như những tổ chức phi chính phủ nước ngoài thuộc dòng OXFAM, các tổ chức Cứu trợ trẻ em, CARE, Action Aid, Thầy thuốc không biên giới, các tổ chức bảo vệ môi trường như WWF; các tổ chức đấu tranh cho quyền lợi phụ nữ…

Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thường rất đa dạng và không ổn định. Phương thức hoạt động cơ bản là trực tiếp làm dự án và trực tiếp quan hệ với địa phương, cơ sở. Từ năm 1989 đến nay, đa số các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam tiến hành các dự án mang tính phát triển bền vững (phát triển bền vững không chỉ về kinh tế mà cả về y tế, xã hội, giáo dục, môi trường …) và trên 80% giá trị viện trợ tập trung cho các dự án này.

Về tỷ lệ giá trị viện trợ phi chính phủ cho Việt Nam theo từng ngành, có thể phân loại theo sáu lĩnh vực chính: (2)

-     Phát triển kinh tế như sản xuất nông nghiệp, thủ công, xóa đói giảm nghèo: 25%

-     Y tế: 25%

-     Giải quyết một số vấn đề xã hội: 20%

-     Giáo dục: 20%

-     Bảo vệ môi trường: 5%

-     Cứu trợ khẩn cấp: 5%

Viện trợ phi chính phủ tuy còn nhỏ so với các nguồn viện trợ khác, song đánh giá viện trợ phi chính phủ không thể dừng lại ở con số. Viện trợ phi chính phủ có ý nghĩa ở chỗ không hoàn lại và được đưa tới những người nghèo nhất, vào thời điểm khó khăn nhất, có khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu của một bộ phận nhân dân và giải quyết được một số vấn đề kinh tế, xã hội ở cấp cơ sở trong khi ngân sách nhà nước chưa đủ khả năng giải quyết và nền kinh tế thị trường không ngừng làm tăng sự phân hóa giữa giàu và nghèo.

Hầu hết các tổ chức phi chính phủ nước ngoài khi thực hiện dự án tại Việt Nam đều tôn trọng nguyên tắc quan hệ ba bên: chính quyền địa phương – nhân dân – các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, trong đó lấy nhân dân làm trung tâm của sự phát triển và sự tham gia của người dân được coi trọng ở mọi khâu trong chu trình dự án, đảm bảo viện trợ trực tiếp đến người dân.

Nguyên tắc và cách làm này phù hợp với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy ý thức trách nhiệm và tính năng động của địa phương, giảm bớt các đầu mối trung gian và hạn chế nhiều hiện tượng tiêu cực về tài chính. Các dự án đều chú trọng đến tính bền vững và khả năng duy trì các hoạt động sau khi dự án kết thúc, chủ yếu bằng cách xây dựng năng lực cho người dân, cho các tổ chức đối tác địa phương.

Trong những năm qua, Việt Nam đã tranh thủ được nguồn tài trợ phi chính phủ, tuy chỉ mới ở mức bình quân đầu người rất thấp nhưng đã góp phần giải quyết một số khó khăn về kinh tế, xã hội ở cơ sở và địa phương. Trong tình hình có những khó khăn mới về nguồn tài trợ quốc tế trong những năm đầu của thế kỷ XXI, số lượng các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và giá trị viện trợ sẽ khó có thể tăng hơn. Việc có duy trì hoặc nâng lên phần nào mức viện trợ hiện tại hay không tùy thuộc chủ yếu vào công tác vận động và quản lý viện trợ phi chính phủ.

 


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT