Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

CÁC HÌNH THỨC TRỊ LIỆU CÁ NHÂN TẠI TRUNG TÂM SAO MAI

 Đáp lại sự tin tưởng của Quý vị phụ huynh đối với chất lượng can thiệp của đội ngũ giáo viên Trung tâm Sao Mai, Trung tâm luôn tìm hiểu, học hỏi kiến thức các mô hình can thiệp tiên tiến và hiệu quả trên thế giới trong lĩnh vực giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ, tự kỷ.

Hiện nay, Trung tâm có các hình thức trị liệu cá nhận sau với đa dạng nội dung can thiệp để các bậc phụ huynh có nhiều sự lựa chọn cách thức phù hợp nhất cho con em mình theo từng hoàn cảnh và điều kiện

 I. Trị liệu ngôn ngữ: Loại hình trị liệu cá nhân sớm nhất của Sao Mai

1. Giáo viên:

-         Số lượng: 09 giáo viên, là các cử nhân tâm lý đã làm trong nghề nhiều năm (4 -12 năm), can thiệp thành công rất nhiều trẻ

-         Được đào tạo bài bản trong 1 năm bởi chuyên gia ngôn ngữ Hà Lan và thường xuyên được cập nhật kiến thức mới từ chuyên gia trong nước và nước ngoài

2. Lĩnh vực can thiệp: Giúp trẻ khắc phục các khó khăn về lời nói, ngôn ngữ và giao tiếp

-         Kích thích bật âm

-         Chỉnh tật lời nói: Nói ngọng, nói lắp, ngữ điệu…

-         Phát triển ngôn ngữ tiếp nhận (hiểu) – tăng cường nhận thức

-         Phát triển ngôn ngữ diễn đạt (nói) – tăng cường giao tiếp

-         Sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để giao tiếp phù hợp với cộng đồng

-         Tư vấn và hướng dẫn cha mẹ giao tiếp phù hợp với khả năng của con

-         Phối hợp với giáo viên lớp giúp trẻ thể hiện được khả năng ngôn ngữ và giao tiếp trong nhóm bạn, đồng thời điều chỉnh hành vi không phù hợp

3. Đối tượng trẻ:

-         Tất cả trẻ có khó khăn về lời nói, ngôn ngữ, giao tiếp

-         Ở tất cả các độ tuổi: Can thiệp sớm, sau can thiệp sớm, tiền tiểu học và tiểu học

4. Tiết can thiệp cá nhân:

-         Thời lượng: 30 phút/tiết

-         Một trẻ được can thiệp tối đa 2 tiết/ngày (thông thường 1 tiết)

-         Lịch học của các trẻ được thông tin dưới bảng tầng 1

-         Chương trình học của các trẻ được treo tại bảng thông tin ngoài cửa lớp đồng thời giáo viên trao đổi với phụ huynh chương trình của con 3 tháng 1 lần, hướng dẫn phụ huynh thực hiện các nội dung trẻ đang học trong môi trường ở nhà nhằm phối hợp tốt nhất để giúp con nhanh tiến bộ  

-         Số tiết học của các trẻ nên cân bằng với số ngày trong tháng để đảm bảo tính liên tục, tránh gián đoạn trong quá trình trị liệu, sẽ ảnh hưởng đến sự tiến bộ của các trẻ

-         Các trường hợp trẻ nghỉ mà không sắp xếp dạy bù được, chúng tôi sẽ gửi “phiếu trả lại tiết” tới phụ huynh vào ngày mồng 1, 2 hàng tháng 

II. Chương trình can thiệp Denver (ESDM)

1. Giáo viên:

-         Số lượng: 10 giáo viên có kỹ năng thực hành tốt

-         Được đào tạo chuyên sâu bởi chuyên gia Úc theo tiêu chuẩn mô hình nguyên bản, được xây dựng dựa trên điểm tối ưu các can thiệp truyền thống: Chương trình Denver gốc, Đào tạo phản ứng then chốt PRT, Phân tích hành vi ứng dụng ABA

2. Mục tiêu: 

-         Tác động tích cực nhằm kích thích, khơi gợi tiềm năng trẻ

-         Thúc đẩy tối đa cơ hội phát triển hòa nhập của trẻ trong môi trường xã hội

-         Mang nhiều niềm vui cho trẻ thông qua việc cho trẻ cơ hội lựa chọn, làm theo sự dẫn dắt của trẻ…

3. Lĩnh vực can thiệp:

-         Hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ trên tất cả các kỹ năng:

  • Chú trọng kỹ năng xã hội tập trung nhiều vào chất lượng tương tác 2 chiều (tương tác, bắt chước, luân phiên, hành vi chú ý)
  • Ngôn ngữ tiếp nhận và ngôn ngữ diễn đạt
  • Chơi đúng cách và đa dạng
  • Nhận thức
  • Vận động tinh và thô
  • Tự lập

-         Phụ huynh đóng vai trò quan trọng từ khâu đánh giá, lên mục tiêu và can thiệp

-         Hướng tới sự thích nghi của trẻ ở những môi trường khác nhau

-         Có thể dạy trong mọi thời gian thông qua hoạt động với đồ vật, hoạt động giác quan xã hội và trong tất cả các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ: Ăn/ uống, tắm, cất dọn…

4. Đối tượng trẻ:

-         Trẻ nhỏ tự kỷ (có dấu hiệu theo dõi tự kỷ, nguy cơ tự kỷ): 9 tháng - 48 tháng

5. Tiết can thiệp cá nhân:

-         Thời lượng: 60 phút/tiết

-         Lịch học của các trẻ được thông tin dưới bảng tầng 1

-         Chương trình học của các trẻ được treo tại bảng thông tin ngoài cửa lớp học của trẻ

-         Các trường hợp trẻ nghỉ mà không sắp xếp dạy bù được, chúng tôi sẽ gửi “phiếu trả lại tiết” tới phụ huynh vào ngày mồng 1, 2 hàng tháng

II. Trị liệu phục hồi chức năng

1. Giáo viên:

-         Số lượng: 03 kỹ thuật viên có chuyên môn về y khoa, kỹ năng thực hành tốt và được đào tạo thực hành về giáo dục đặc biệt

2. Mục tiêu: PHCN là các biện pháp tập luyện, giáo dục nhằm

-         Giúp trẻ có khả năng tự vận động, chăm sóc, giao tiếp, có hành vi ứng xử phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trẻ học các kỹ năng thiết yếu.

-         Phục hồi tối đa chức năng chi thể, tăng cường khả năng còn lại để hạn chế hậu quả tàn tật

-         Ngăn ngừa các thương tật thứ cấp: Teo cơ, loét tỳ đè, co rút, co cứng, loãng xương…

-         Nâng cao sức khỏe thể chất, cải thiện biến đổi hành vi tâm lý, tạo điều kiện trẻ được vui chơi học tập, nâng cao chất lượng cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.

3. Biện pháp PHCN:

-         Vận động trị liệu: Là phương pháp áp dụng các kiến thức vận động, các mẫu vận động của cơ thể giúp phục hồi các chức năng di chuyển, sinh hoạt của trẻ, bao gồm các tầm hoạt động của khớp, làm mạnh cơ, điều hợp các động tác của cơ thể.

-         Xoa nắn bấm huyệt: Là cách dùng các thủ thuật xoa nắn tác động lên da, thông qua da dẫn truyền tới kích thích hệ thần kinh khiến cho trẻ dễ chịu, điều hòa cảm giác, xúc cảm, tăng cường lưu lượng máu lưu thông, giúp khả năng làm việc của cơ bắp được phục hồi, vững chắc cơ xương khớp và dây chằng.

-         Thể dục PHCN: Là tập luyện các bài tập thể dục có dụng cụ PHCN hỗ trợ giúp tăng cường phát triển thể chất cơ thề và khả năng linh hoạt của cơ thể trong mọi hoạt động phát triển thể chất và nhận thức.

4. Đối tượng trẻ: Mọi lứa tuổi

-         Trẻ CPTTT có chậm vận động

-         Trẻ CPTTT + Bại não

-         Trẻ CPTTT + Bại não + bệnh lý động kinh

-         Trẻ CPTTT+ DOWN (do trương lực cơ kém và các khớp lỏng lẻo trong di chuyển làm trẻ chậm biết đi)

-         Trẻ CPTTT + Tự kỷ (Trẻ hạn chế sử dụng và phối hợp các vận động tay chân, phối hợp vận động tay - mắt trong các hoạt động: lười vận động, chậm chạp, cầm nắm và mang đồ vật kém)

5. Tiết can thiệp cá nhân:

-         Thời lượng: 30 phút/tiết

-         Lịch học của các trẻ được thông tin tại bảng thông tin ngoài cửa phòng trị liệu vận động

-         Chương trình học của các trẻ được treo tại bảng thông tin ngoài cửa lớp học của trẻ

-         Các trường hợp trẻ nghỉ mà không sắp xếp dạy bù được, chúng tôi sẽ gửi “phiếu trả lại tiết” tới phụ huynh vào ngày mồng 1, 2 hàng tháng

 

III. Trị liệu giác quan

1. Giáo viên:

-         Số lượng: 02 giáo viên có kiến thức về y khoa và kỹ năng thực hành tốt

2. Mục tiêu: Giúp các trẻ có gặp rối loạn quá trình xử lý giác quan, cụ thể:

-         Khuyến khích trẻ tương tác và trải nghiệm với môi trường xung quanh thông qua các giác quan đơn lẻ và phối hợp đa giác quan

-         Ghi nhận các khó khăn của trẻ gặp phải trong quá trình xử lý các giác quan, hướng dẫn trẻ có các phản ứng phù hợp, điều chỉnh các kích thích giác quan trẻ gặp phải, để trẻ được thư thái hơn, tỉnh táo tập trung hơn trong các hoạt động hàng ngày

-         Lựa chọn và quản lý các hành vi không phù hợp ở trẻ, củng cố hành vi tốt bằng cách trải nghiệm đa giác quan

3. Đối tượng trẻ: Mọi lứa tuổi

-         Trẻ CPTTT, tự kỷ, trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm tập trung (ADHD), trẻ có nhiều hành vi không mong muốn … gặp rối loạn quá trình xử lý giác quan

4. Tiết can thiệp cá nhân:

-         Thời lượng: 30 phút/tiết

-         Lịch học của các trẻ được thông tin ngoài cửa phòng trị liệu giác quan

-         Chương trình học của các trẻ được treo tại bảng thông tin ngoài cửa lớp học của trẻ

-         Các trường hợp trẻ nghỉ mà không sắp xếp dạy bù được, chúng tôi sẽ gửi “phiếu trả lại tiết” tới phụ huynh vào ngày mồng 1, 2 hàng tháng

 

 


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT