Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Trị liệu âm nhạc giúp trẻ giảm thiểu hành vi bất thường và tăng hành vi mong muốn

Vì vậy trẻ rất cần được can thiệp bằng các loại hình trị liệu để giảm thiểu những khiếm khuyết phát triển các kỹ năng cần thiết để phát triển nhận thức và hòa nhập. Trong đó, trị liệu âm nhạc là một trong những loại hình trị liệu rất cần thiết đối với trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỷ, chậm phát triển nói riêng.

Theo Liên đoàn Âm nhạc trị liệu thế giới: “trị liệu âm nhạc là việc sử dụng các yếu tố cấu thành âm nhạc như âm thanh, nhịp điệu, giai điệu, tiết tấu, hòa âm bởi một nhà trị liệu có trình độ với một hoặc một nhóm người”. Trị liệu âm nhạc có thể gia tăng hành vi tốt, nâng cao khả năng tập trung, chú ý, tăng sự cố gắng nỗ lực để giao tiếp với người khác thông qua phát âm, cử chỉ, hành động và lời nói, giảm lo âu và giúp trẻ nhận thức rõ hơn về cơ thể và sự phối hợp vận động.

Theo kết quả nghiên cứu của  Đại học Wisconsin La Crosse năm 2006 đã chỉ rõ: Trị liệu âm nhạc đã giúp trẻ tự giảm lo lắng, bất an và giúp trẻ bình tâm trở lại bằng cách cho trẻ nghe nhạc với một nhịp điệu đều đặn hay cho trẻ nghe những bản nhạc cổ điển. Nói cách khác, âm nhạc giúp trẻ tự kỷ điều chỉnh và cân bằng lại cảm xúc của mình tốt hơn.

Nghiên cứu của Autismsciencefoundation cũng chỉ ra rằng, âm nhạc có một sức mạnh kỳ diệu, nó làm thức tỉnh trẻ tự kỷ, gia tăng nhu cầu giao tiếp, phát triển ngôn ngữ, tăng khả năng tập trung chú ý.

Trị liệu âm nhạc đang là hướng can thiệp đem lại hiệu quả cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng. Nó đang là xu thế phát triển tất yếu cho ngành giáo dục đặc biệt ở các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trị liệu âm nhạc không nhằm mục đích để trẻ hát hay, chơi tốt một loại nhạc cụ nào đó mà thông qua âm nhạc để tác động lên tất cả các giác quan của trẻ nhằm giúp trẻ kiểm soát hành vi, tăng cường khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, kỹ năng bắt chước, tương tác xã hội.

Cho trẻ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ nghe nhạc giúp trẻ trấn tĩnh, điều chỉnh cảm xúc của mình, tìm được cảm giác an toàn. Với những bản nhạc vui nhộn, lời hát dí dỏm có thể khiến trẻ vui vẻ trở lại, dễ dàng lôi kéo trẻ tham gia hoạt động hơn.

Để trị liệu hiệu quả cho trẻ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ thì giáo viên, nhà trị liệu cần tiến hành đánh giá tổng thể về tình trạng tâm lý và thể chất của trẻ để tìm hiểu những hoạt động của trẻ trong xã hội, các kỹ năng nhận thức và khả năng giao tiếp của trẻ với cộng đồng…Sau đó dựa trên thông tin thu thập được và quan sát trực tiếp trên trẻ, nhà trị liệu sẽ quyết định chọn loại nhạc cụ nào cũng như thời gian điều trị phù hợp. Việc chọn loại nhạc nào trong thời gian điều trị cần tùy thuộc vào sở thích của từng trẻ, tình trạng bệnh lý và mục đích điều trị.

Quy trình trị liệu có thể bao gồm nhiều liệu pháp âm nhạc khác nhau như nghe nhạc, sáng tác nhạc phẩm, biểu diễn ca khúc, thảo luận về ca từ và học cách thưởng thức âm nhạc. Quy trình chung của một đợt trị liệu âm nhạc gồm: đánh giá trước trị liệu, xây dựng mục tiêu và kế hoạch trị liệu, tiến hành trị liệu, đánh giá và kết thúc trị liệu.

Việc kích thích hệ thống giác quan là một trong những chức năng mà âm nhạc trị liệu đem lại. Mỗi hoạt động âm nhạc đều gắn với các vận động sinh hoạt thường ngày. Bởi âm nhạc bắt nguồn từ âm thanh, nên việc dạy trẻ khám phá thế giới bằng cách tạo ra âm thanh từ các chuyển động của trẻ như: Vỗ tay, lắc đồ vật, chà xát, bước chân, thổi… với các chất liệu khác nhau như gỗ, nhựa, kim loại… là một trong những trò chơi khám phá vô cùng thú vị.

Vì vậy, các phụ huynh có con em không may mắc hội chứng tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ cần cho trẻ can thiệp những liệu trình âm nhạc trị liệu để trẻ phát triển ngôn ngữ, giao tiếp, tương tác xã hội... giúp trẻ giảm thiểu hành vi bất thường và tăng hành vi mong muốn. Âm nhạc trị liệu còn có ảnh hưởng tích cực đến các khía cạnh nhất định của hành vi xã hội ở trẻ tự kỷ, khuyết tật trí tuệ. Nhờ âm nhạc trị liệu trẻ khuyết tật tri tuệ có thể tham gia vào hoạt động nhóm. Thông qua lời và giai điệu bài hát trẻ khuyết tật trí tuệ, tự kỷ có thể học hỏi được cách ứng xử, hành vi đạo đức và giá trị tốt đẹp của xã hội.

Đội ngũ giáo viên, nhà trị liệu của Trung tâm Sao Mai hứa hẹn sẽ mang đến cho trẻ tự kỷ, chậm phát triển những liệu trình can thiệp hiệu quả!

Đài Thanh


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ