Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Dinh dưỡng cho bệnh nhân đang điều trị virus corona

Hướng dẫn nuôi dưỡng những người mắc viêm phổi cấp do virus Corona được xây dựng dựa trên các khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về Chăm sóc Dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn khi mắc virus, có sự bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, ở các khoa lâm sàng tại các bệnh viện, bao gồm Bệnh viện Phổi Trung Ương.

Nguyên tắc chăm sóc dinh dưỡng chung cho người bệnh nhiễm Corona:

  1. Người bệnh cần được cung cấp các bữa ăn đầy đủ nếu người bệnh vẫn tỉnh táo và có thể nhai, nuốt.
  1. Nhu cầu dinh dưỡng và chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho từng người bệnh sẽ được đánh giá và quyết định dựa theo tình trạng dinh dưỡng của từng bệnh nhân, tiến triển và mức độ nặng của bệnh, cũng như các chỉ số khác như bệnh đồng nhiễm, bệnh liên

quan đến chuyển hóa, và tuổi của từng người. Thông thường người bệnh được cung cấp chế độ ăn nhiễm khuẩn NK01 và NK02 theo “Hướng dẫn chế độ ăn bệnh viện” của Bộ Y tế. Với những trường hợp đồng nhiễm đái tháo đường, suy thận, bệnh lý gan mật, tăng huyết áp.... sẽ có chế độ phù hợp tương ứng.

  1. Các bữa ăn cung cấp cho người bệnh đảm bảo nóng sốt, ngon miệng, đủ dưỡng chất, dễ tiêu hóa, có thể chế biến ở dạng lỏng, nhuyễn, mềm, hay thông thường (phụ thuộc vào tình trạng, nhu cầu và khả năng nhai nuốt của người bệnh)
  1. Các bữa ăn đảm bảo không cần sự hỗ trợ từ nhân viên y tế khi cho bệnh nhân ăn (vì NVYT thời điểm này rất bận rộn, ít thời gian), đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có thể bảo quản trong phòng bệnh (tủ/bàn ăn cạnh giường bệnh) khoảng 1-2 tiếng mà vẫn an toàn, không/ít nguy cơ nhiễm bẩn, không cần sử dụng nhiều dụng cụ hỗ trợ ăn uống vì đây có thể là nguồn lây nhiễm.
dinh duong cho benh nhan dang dieu tri virus corona
Bệnh nhân nhiễm covid-19 cần được ăn đầy đủ các chất đạm, bổ sung vitmin cần thiết để tăng sức đề kháng
  1. Nếu có thể, nên tìm hiểu xem BN có thể ăn gì, thích ăn gì (BN lựa chọn thực đơn yêu thích, dựa trên những thực đơn sẵn có) để giúp BN ăn được nhiều hơn, cân bằng giữa yêu cầu/nhu cầu dinh dưỡng mà BN cần đạt được với sở thích ăn của từng người.
  1. Ưu tiên sử dụng các thực phẩm cao năng lượng và giàu dưỡng chất, các chế phẩm hỗ trợ dinh dưỡng cao đạm cao năng lượng, tăng cường vitamin và chất khoáng được chế biến sẵn cho BN ở giai đoạn sớm của bệnh, vì giai đoạn này người bệnh vẫn còn khả năng ăn, còn vị giác; cho những BN đã nhiễm bệnh lâu hơn (ví dụ 2 tuần); những BN đang trong giai đoạn phục hồi và những BN sau khi ra viện.
  1. Các loại thực phẩm và chế phẩm dinh dưỡng điều trị cần được cân nhắc và sử dụng đúng, phù hợp với tình trạng lâm sàng của người bệnh nhiễm Viêm phổi cấp do virus Corona (người lớn và trẻ nhỏ trên 6 tháng) (Bảng 1). Lựa chọn phương thức nuôi ăn được trình bày trong Hình 1.
  1. Lưu ý với những BN có chỉ định nuôi ăn qua ống sonde dạ dày, cần chuẩn bị đủ nhân lực hỗ trợ, trang thiết bị cần thiết, thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn và quản lý/ xử lý chất thải đúng quy định để dự phòng lây nhiễm.
  1. Tăng cường giám sát VSATTP các bữa ăn cho người bệnh, bao gồm nguồn thực phẩm đầu vào, quy trình chế biến thực phẩm, quy trình bảo quản và vận chuyển thực phẩm sau chế biến, bảo hộ lao động cho người chế biến và tiếp xúc với thực phẩm, quy trình giao nhận suất ăn, quy trình xử lý dụng cụ ăn uống nhằm đảm bảo hạn chế tối đa lây nhiễm chéo.

Kế hoạch nuôi dưỡng người bệnh nhiễm Corona: Lập kế hoạch nuôi dưỡng người bệnh dựa theo tình trạng dinh dưỡng và bệnh cảnh lâm sàng từng BN. Ưu tiên nuôi ăn đường miệng, bắt đầu càng sớm càng tốt.

Chán ăn và mất cảm giác thèm ăn là một trong những cản trở thường gặp ở người bệnh nhiễm virus Corona. Có thể bổ sung Vitamin B1 (250mg/ngày) và/hoặc một số thuốc hỗ trợ nhu động ruột, chống đầy bụng, khó tiêu.

Theo dõi và đánh giá tình trạng dinh dưỡng đôi khi gặp khó khăn ở BN nặng vì ảnh hưởng của các liệu pháp điều trị như can thiệp nội soi, xét nghiệm, tiêm truyền, lọc máu… Do vậy việc theo dõi và lên kế hoạch can thiệp

Dinh dưỡng cần được phân tích và phối hợp với bệnh cảnh lâm sàng.

Một số chỉ số thường dùng trong theo dõi dinh dưỡng bao gồm:

  • Khả năng dung nạp dinh dưỡng qua đường tiêu hóa:
  • Chế độ dinh dưỡng hiện tại của bệnh nhân?

- Bệnh nhân dung nạp được bao nhiêu năng lượng, đạm?

- Dấu hiệu kém dung nạp dinh dưỡng đường tiêu hóa? (đau bụng, chướng bụng, dịch tồn dư dạ dày cao, trào ngược, nôn, tiêu chảy, táo bón…)

- Cân nặng của bệnh nhân: đánh giá hàng tuần hoặc hàng ngày theo diễn biến tình trạng lâm sàng của người bệnh, đánh giá cân bằng dịch vào ra.

- Tình trạng dinh dưỡng dựa trên thăm khám lâm sàng, sử dụng bộ công cụ phù hợp (Nutritional Risk Screening tool-NRS, Malnutrition Screening Tool-MST, Subjective Global Assessment-SGA, …).

- Đo khối cơ, lớp mỡ dưới da: nhận diện suy giảm khối cơ hoặc đánh giá tình trạng cải thiện dinh dưỡng.

- Đánh giá trương lực cơ: cơ bàn tay, cẳng tay, cánh tay, ngón cái.

- Đường máu: đánh giá nhiều lần một ngày nếu cấp tính, đánh giá mỗi ngày nếu đã ổn định.

- Điện giải đồ máu (Magnesium, phosphate): trong theo dõi hội chứng nuôi ăn lại: đánh giá nhiều lần một ngày nếu cấp tính, đánh giá mỗi ngày nếu đã ổn định.

- Chức năng thận (ure, creatinin): tùy theo tình trạng bệnh để đánh giá hàng ngày nếu bệnh diễn biến cấp tính, mỗi tuần một lần nếu tình trạng đã ổn định.

- Men gan: tùy theo tình trạng bệnh để đánh giá mỗi 2 ngày nếu bệnh diễn biến cấp tính, mỗi tuần một lần nếu tình trạng đã ổn định.

- Albumin, prealbumin: bị tác động bởi tình trạng viêm, phân bố dịch, mất ra khỏi cơ thể, lọc máu, suy gan/thận. Tùy theo tình trạng bệnh để đánh giá mỗi 2 ngày nếu bệnh diễn biến cấp tính, mỗi tuần một lần nếu tình trạng đã ổn định.

Cách tính nhu cầu năng lượng và đạm:

Nhu cầu năng lượng Nhu cầu đạm
Người lớn 30-35kcal/kg cân nặng 1.2-1.5g/kg cân nặng
thực tế/ngày thực tế/ngày
Trẻ em 100kcal/kg cân nặng 1.0g/kg cân nặng thực
thực tế/ngày tế/ngày

Một số lưu ý về thuật ngữ:

- Nên bắt đầu nuôi dưỡng với thể tích ít, sau đó tăng dần thể tích để đạt nhu cầu dinh dưỡng. Năng lượng nên đạt 80%-100% nhưng không quá 110% nhu cầu.

- Đủ năng lượng: khi năng lượng cung cấp đáp ứng nhu cầu năng lượng theo cân nặng nên có.

- Thiếu năng lượng: khi năng lượng cung cấp chỉ đạt 70% nhu cầu năng lượng.

- Thừa năng lượng: khi năng lượng cung cấp đạt trên 110% nhu cầu năng lượng.

- Thiếu đạm: khi cung cấp đạm < 0.5g/kg/ngày.

- Cân nặng thực tế: là cân nặng đo được trong bệnh viện và áp dụng khi BN không có phù, cổ chướng hoặc sụt cân cấp tính.

Một số lưu ý khác:

- Bếp ăn chuẩn bị các suất ăn cần cách biệt với khu vực điều trị Corona.- Trong giai đoạn hồi phục khuyến khích người bệnh ăn được nhiều nhất có thể theo khả năng của họ.

- Đồ ăn được đựng trong: bát, cùng với đũa và thìa đặt tại phòng của bệnh nhân, phát riêng cho từng bệnh nhân (cất trong tủ đầu giường), với quy trình làm sạch khử khuẩn dụng cụ bằng Clo; và/hoặc dụng cụ dùng một lần (ống hút, thìa, dĩa, đũa) nên được đốt sau khi sử dụng. Việc này chỉ có thể phối hợp với đơn vị quản lý và xử lý chất thải của bệnh viện theo quy trình nghiêm ngặt.

- Quy trình thu gom bát, đĩa, đũa, muỗng, khay ăn, bộ dụng cụ nuôi ăn qua ống thông của người bị nhiễm phải tuân thủ quy định về chống nhiễm khuẩn nghiêm ngặt, người thu gom phải mang găng tay và các phương tiện bảo hộ khác, các dụng cụ mang về phải ngâm, rửa bằng xà phòng, hấp trong các thiết bị chuyên dụng. Dụng cụ bẩn mang về phải được di chuyển bằng đường riêng không cắt ngang các khu vực khác. Bố trí dụng cụ riêng cho nhóm người bệnh nhiễm.

- Chế độ ăn nên có sẵn ở các dạng: ăn cơm, ăn mềm (cháo, bún, miến, phở), ăn lỏng (soup) để phù hợp với lựa chọn theo tình trạng bệnh của BN.

- Hầu hết người bệnh sẽ mất vị giác, ăn không ngon miệng, do vậy những dạng thức ăn mềm hoặc lỏng sẽ giúp BN tiêu hóa và dung nạp tốt hơn.

- Chia nhỏ bữa ăn, ăn làm nhiều lần sẽ giúp BN dung nạp tốt hơn.

- Tốt nhất BN nên được tự lựa chọn chế độ ăn, điều này giúp BN có cảm giác chủ động và tự đưa ra quyết định, do vậy họ sẽ có xu hướng muốn ăn và ăn nhiều hơn. Tuy nhiên việc này sẽ chỉ có thể khả thi khi số lượng BN không đông và cơ sở vật chất, nhà bếp được trang bị đầy đủ, sẵn sàng.

- Các bữa ăn cho BN nên tiến hành trong không khí thoải mái, không nên tạo thêm áp lực lên các bữa ăn khiến BN căng thẳng.

- Nếu BN khó nuốt, nên hướng dẫn BN ngồi dậy khi ăn, hoặc ăn trong tư thế nửa nằm nửa ngồi. Dùng ống hút để giúp BN ăn uống dễ dàng hơn.

- Với những BN ở giai đoạn hồi phục, các bữa ăn hàng ngày (bữa ăn gia đình) có thể do bệnh viện cung cấp hoặc do người thân chuẩn bị nếu có thể. Hướng dẫn người nhà BN cách lựa chọn thực phẩm và chế biến khẩu phần ăn đủ năng lượng và dưỡng chất và thực hành vệ sinh dụng cụ đúng cách.

- Với những BN ăn ít từ 5 ngày trở lên, khi nuôi dưỡng cần chú ý tính toán kỹ lượng thực phẩm để tránh những vấn đề nuôi ăn lại (refeeding), đảm bảo đủ năng lượng và đạm trong mỗi khẩu phần ăn.

P.V (Theo Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, BV Phổi Trung Ương)


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ