Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

GIAO TIẾP VÀ TƯƠNG TÁC

Giao tiếp là khi một người nào đó muốn gửi một thông tin tới một người khác bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Tương tác là khi có 2 người trở lên, ví dụ 1 người lớn và 1 trẻ em giao tiếp 2 chiều với nhau.

Hầu hết trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong việc tương tác với người khác. Lí do là để tương tác được thì trẻ phải đáp ứng lại được thông tin của người khác khi họ tiếp cận và khởi xướng sự tương tác. Mặc dù nhiều trẻ có thể làm được khi chúng muốn một cái gì đó nhưng chúng lại không có ý định sử dụng tương tác để biểu đạt hay hòa đồng với mọi người

Nhiều trẻ tự kỉ chậm nói và ngại sử dụng ngôn ngữ. Vì vậy, ngoài ngôn ngữ và lời nói ta cũng có thể sử dụng một số phương pháp giao tiếp sau:

Hiểu được giao tiếp của trẻ tự kỷ

Thông thường cha mẹ và người chăm sóc trẻ cảm thấy khó khăn trong việc giao tiếp và tương tác với trẻ và họ không biết phải làm gì. Trẻ có thể không nghe những gì họ nói và không có phản ứng gì khi được gọi tên hoặc dửng dưng với việc giao tiếp với người khác. Việc tạo cơ hội giao tiếp hàng ngày và các hoạt động chơi có thể khuyến khích trẻ tự kỉ giao tiếp và tương tác.

Cần phải quan sát được cách giao tiếp của trẻ để từ đó tăng cường những điểm mạnh cũng như nhu cầu của chúng. Ví dụ, nếu trẻ không sử dụng ngôn ngữ và lời nói thì áp dụng cho trẻ cách giao tiếp bằng cử chỉ diễn đạt. Trẻ tự kỉ có thể sử dụng một số cách giao tiếp sau: khóc, kéo tay người lớn đến chỗ có đồ vật mà chúng muốn, nhìn váo đồ vật mà chúng muốn hoặc sử dụng tranh ảnh hay nhại lời.

Nhại lời là cách lặp lại những gì mà người khác đã nói, đây là đặc trưng của trẻ tự kỉ. Ban đầu trẻ chỉ đơn thuần là lặp lại lời mà không hiểu ý nghĩa cũng như mục đích của nó. Tuy nhiên, nhại lời là một dấu hiệu tốt, nó cho thấy trẻ có phát triển ngôn ngữ và bước đầu trẻ nhại lời, nhại lại câu biểu đạt những gì mà nó quan tâm. Ví dụ, trẻ có thể nhớ được một số từ mà người khác nói với trẻ khi hỏi xem trẻ có muốn uống nước không và sau đó nó có thể nhại lại trong một tình huống khác

Để có thể giao tiếp với trẻ tự kỉ, thì không chỉ cần hiểu cách thức giao tiếp của trẻ mà còn phải hiểu được lí do vì sao chúng giao tiếp. Hiểu được mục đích giao tiếp của trẻ thì chúng ta có thể tìm ra nhiều cách thức và lí do giao tiếp hơn cho trẻ

CÓ 2 LOẠI GIAO TIẾP CHÍNH

- Giao tiếp không có mục đích: là khi trẻ nói hoặc làm điều gì đó mà chúng không quan tâm đến việc điều đó ảnh hưởng đến xung quanh như thế nào. Dạng giao tiếp này chỉ để tạo cho trẻ cảm giác an toàn hoặc chỉ để phản ứng lại đối với những gì chúng thích hoặc không thích

- Giao tiếp có mục đích: là khi trẻ nói hoặc làm điều gì đó với mục đích là gửi một thông tin nào đó cho một người khác. Loại hình giao tiếp này được dùng đối với trẻ có khả năng bảo vệ cho một điều gì hoặc khi chúng đưa ra câu hỏi, yêu cầu đối với người khác.

Giao tiếp có mục đích là khi trẻ có khả năng biết được ảnh hưởng của lời nói hay hàng động của mình đối với người khác. Đây là một bước chuyển biến rất lớn đối với trẻ tự kỉ

4 GIAI ĐOẠN KHÁC NHAU TRONG GIAO TIẾP

Các giai đoạn này phụ thuộc 3 yếu tố:

-         Khả năng tương tác của trẻ với người khác

-         Trẻ giao tiếp như thế nào và vì sao giao tiếp

-         Nhận thức của trẻ

Giai đoạn 1- giai đoạn một mình:

Trẻ ở giai đoạn này không quan tâm đến mọi người xung quanh mà chỉ chơi một mình. Giao tiếp của trẻ không có mục đích. Trẻ tự lỉ chủ yếu là ở giai đoạn này

Giai đoạn 2 – Giai đoạn yêu cầu:

ở giai đoạn này trẻ bắt đầu nhận ra được ảnh hưởng của hành động của mình đối với người khác. Chúng giao tiếp với người lớn để thể hiện mong muốn của mình hoặc bằng cách kéo người lớn đến chỗ vật, những trò chơi hay những nơi mà chúng thích

Giain đoạn 3 – giai đoạn giao tiếp sớm:

Ở giai đoạn này sự tương tác của trẻ đầy đủ hơn và có mục đích. Trẻ bắt đầu nhại lại những lời mà chúng nghe được để thể hiện nhu cầu của mình. Dần dần trẻ bắt đầu chỉ hoặc nhìn vào những thứ mà chúng muốn, đây là dấu hiệu cho thấy trẻ bắt đầu tham gia tương tác.

Giai đoạn 4 – giai đoạn đóng vai trò là người đối thoại:

Đến giai đoạn này trẻ đã có ảnh hưởng hơn trong giao tiếp. Trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ để nói chuyện và có khả năng thực hiện một số hội thoại đơn giản. Nhưng trẻ chỉ có thể tin tưởng và có khả năng giao tiếp trong môi trường quen thuộc (ví dụ như ở nhà, với cô chủ nhiệm ở lớp). Còn ở môi trường lạ thì trẻ có thể gặp khó khăn (ví dụ: ở trường lớp mới). Trong trường hợp này trẻ có thể sử dụng những câu mà chúng nhớ và thường dửng dưng với người đối diện hoặc không tuân thủ nguyên tắc lần lượt

 

Những cách thức mà người lớn có thể thu hút được sự giao tiếp của trẻ tự kỉ:

Đóng vai trò là giáo viên

Khi trẻ có khả năng giao tiếp để thể hiện cái mà nó mong muốn thì nên thu hút trẻ bằng cách giúp đỡ cho trẻ. Ví dụ, tìm hộ trẻ đôi giày hay buộc dây giày. Tuy nhiên khi làm những việc này cũng phải chỉ cho trẻ thấy là việc giúp trẻ nó sẽ giảm đi. Khi trẻ ở giai đoạn đầu tiên thì rất khó đoán biết được làm bao nhiêu là đủ cho trẻ. Trong trường hợp  này thì cần phải hỏi trẻ xem có có cần giúp đỡ không, chờ đợi và sau đó đó hỏi lần thứ 2 trước khi giúp trẻ điều gì đó.

Thay vì việc để trẻ làm một mình, hãy khuyến khích trẻ làm cùng với người khác:


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ