Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ

Sao Mai và các chuyên gia Nhật tổ chức Hội thảo Phát hiện sớm- Can thiệp sớm

Ngày 23/3/2018 Trung tâm Sao Mai và các huyên gia đến Đại học HAD Wemens Junior Collge & Ritsumaikan tổ chức Hội thảo phát hiện sớm, can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ. Tham dự hội thảo có giảng viên Sachiko Takebu, Yumie Kawate và các cộng sự đến từ Đại học HAD Wemens Junior Collge & Ritsumaikan, Nhật Bản; Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Thúy Lan, GĐ Trung tâm Sao Mai cùng lãnh đạo, cán bộ, giáo viên Trung tâm; bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, lãnh đạo Trung tâm Phục hồi chức năng NKT Thụy An; bà Mạc Chung Thủy, lãnh đạo Trường dạy trẻ câm điếc Nhân Chính; bà Đào Thị Năm, lãnh đạo TT tư vấn nghiên cứu và phát triển cộng đồng Hải Phòng; bà Đỗ Thị Thường, lãnh đạo trường chuyên biệt Ánh Sao cùng đông đảo phụ huynh học sinh.

Tại Hội thảo các chuyên viên, giảng viên của Sao Mai và Đại học HAD Wemens Junior Collge & Ritsumaikan đã trình bày những bài tham luận đề cập đến những kiến thức bổ ích trong phát hiện sớm, can thiệp sớm, giúp cho các giáo viên, các quý phụ huynh có thêm kiến thức, kỹ năng trong việc nhận biết một đứa trẻ phát triển bình thường và không bình thường để đưa trẻ đi thăm khám, can thiệp, giúp trẻ hòa nhập và phát triển.

Tham luận của chuyên viên tâm lý Đặng Thị Lan chia sẻ về mô hình thăm khám PHS trẻ chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ tại Sao Mai. Đây là một mô hình phòng khám rất tiên tiến, khoa học được học hỏi từ các nước trên thế giới; tham luận của chuyên gia Sachiko Takebu và Yumie Kawate đến từ Đại học HAD Wemens Junior Collge & Ritsumaikan, Nhật Bản chia sẻ về mô hình hỗ trợ trẻ tự kỷ trong khám sức khỏe tập trung cho trẻ từ 0-6 tuổi ở Nhật Bản. Từ mô hình này để phát hiện ra các rối loạn phát triển của trẻ nhỏ, từ đó chuyển trẻ tới các phòng khám chuyên sâu và có những giám sát, tư vấn sát sao tại cơ sở y tế, trường học. Tham luận của các chuyên gia Nhật còn đề cập đến các kế hoạch hỗ trợ cá nhân, hệ thống hỗ trợ trẻ khuyết tật hòa nhập cuộc sống tại Nhật Bản, vai trò của các cán bộ chuyên môn trong việc tư vấn, hỗ trợ trẻ và gia đình trẻ và giải quyết các vấn đề liên quan giúp trẻ hòa nhập tốt hơn; tham luận của Trị liệu viên ESDM Thanh Hương, TT Sao Mai chia sẻ về mô hình can thiệp sớm Denver cho trẻ nhỏ mắc chứng tự kỷ tại Sao Mai. Đây là mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ rất hiệu quả tại Sao Mai. Sử dụng ESDM cho trẻ tự kỷ nhằm phát triển tất cả các kỹ năng của trẻ nhỏ như ngôn ngữ, chơi, tương tác xã hội, tập trung chý ý…và trẻ học qua các tương tác tự nhiên, ở đa dạng tình huống trong suốt cả ngày, trẻ học tập đa môi trường, đa đối tượng, đa hình thức. Nhiều trẻ đã có những tiến bộ rõ rệt sau khi can thiệp bằng mô hình Denver. Trong 2 năm qua, đã có 164 trẻ được can thiệp và đã có 137 trẻ chuyển ra học hòa nhập hoặc chuyển sang mô hình can thiệp khác.

Các tham luận đều được trình bày cô đọng, súc tích và đề cập đến những vấn đề thiết thực - phát hiện sớm và can thiệp sớm. Sau khi nghe các tham luận, các phụ huynh, các đơn vị bạn đã đặt nhiều câu hỏi, băn khoăn về các vấn đề của trẻ trong việc chăm sóc, phát hiện sớm, can thiệp sớm. Các câu hỏi, băn khoăn, lo lắng của phụ huynh, của các đơn vị đã được chuyên gia Nhật, BS Đỗ Thúy Lan cùng các chuyên viên của Sao Mai giải đáp nhiệt tình, chi tiết,  sâu sát và rất hài lòng các quan khách.

2 ngày trước khi tổ chức hội thảo, đoàn chuyên gia đến từ Đại học HAD Wemens Junior Collge & Ritsumaikan, Nhật Bản đã làm việc với các nhà quản lý và làm việc với học sinh nhóm can thiệp sớm của Sao Mai. Các chuyên gia đã có những giao lưu, chia sẻ cùng nhà quản lý, giáo viên và học sinh của Sao Mai trong các hoạt động vui chơi, học tập và ăn uống của trẻ vô cùng bổ ích.

Chuyến công tác thường niên của các chuyên gia Nhật tại Sao Mai thật ý nghĩa, đã mang lại nhiều kinh nghiệm, kiến thức thực tế quý giá cho các cán bộ, giáo viên Sao Mai cùng các đơn vị bạn ở Việt Nam.

Tại hội thảo Trung tâm Sao Mai cũng đã gửi tới các chuyên gia Nhật bản, các thầy cô, các vị phụ huynh và đơn vị bạn những thông số để nói lên tình hình hoạt động cũng như hiệu quả của Trung tâm trong 23 năm qua. Đó là Trung tâm đã đánh giá và tư vấn, tham vấn cho khoảng 8.500 trẻ em và gia đình; phát hiện sớm tại phòng khám cho khoảng 3.575 trẻ. Hàng năm có khoảng 300 trẻ khuyết tật trí tuệ, tự kỷ được can thiệp tại Trung tâm. Và đến nay đã có hơn 750 trẻ đã được chuyển đến các trường phổ thông học hòa nhập.

Một số hoạt động của Đoàn chuyên gia Nhật tại Sao Mai trogn chuyến công tác thường niên:

 

 

 


Đài Thanh


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ