Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Trẻ tự kỷ có thể hòa nhập với cuộc sống nếu được phát hiện và can thiệp điều trị sớm

Hiện nay số lượng trẻ mắc tự kỷ ngày một gia tăng và chứng tự kỷ đã không còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, hội chưng này vẫn chưa có thuốc điều trị, sống chung với bệnh suốt đời nếu không được phát hiện sớm, can thiếp sớm. Thực tế cho thấy, trẻ  tự kỷ có thể hòa nhập với cuộc sống nếu được phát hiện và can thiệp điều trị sớm. Nhưng nhiều hiểu lầm của các bậc phụ huynh đã dẫn tới trẻ tự kỷ bị mất đi “cơ hội vàng” để con hòa nhập.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi năm trẻ đến khám và điều trị chứng tự kỷ tăng từ 10-20%. Hay tại Trung tâm Sao Mai số lượng trẻ tự kỷ đến khám tư vấn năm sau cao hơn năm trước.

Để phát hiện sớm được con có những dấu hiệu bất thường và giúp con tiến bộ, hòa nhập được với cộng đồng và thậm chí trở thành người bình thường thì cha mẹ chính phải là bác sĩ của con. Th.s, BSCKII Thành Ngọc Minh, Trưởng khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng đã nói :"Không ai khác, cha mẹ chính là bác sĩ tốt nhất của con, bởi con ở cùng cha mẹ hàng ngày, cha mẹ theo con đến khi trưởng thành và trên chặng đường đó cha mẹ đồng hành cùng con trong quá trình trị liệu".

Từng tham dự các buổi họp mặt của những phụ huynh của tự kỷ do Trung tâm Sao Mai tổ chức,  chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động và những tâm huyết của các bác sĩ, chuyên gia tâm lý, giảng viên hoạt động trong lĩnh vực chuyên biệt này, họ chia sẻ kinh nghiệm, truyền đạt những kiến thức, kỹ năng chăm sóc, hoạt động trị liệu cho các bậc phụ huynh về áp dụng tại nhà, mới thấy sự đồng hành của cha mẹ đối với trẻ tự kỷ quan trọng biết nhường nào. Cha mẹ cần biết "lắng nghe" cơ thể, tình trạng của con để đưa ra những can thiệp đúng lúc hay lựa chọn cơ sở can thiệp chất lượng cho con sẽ quyết định một phần thành công trên con đường chinh phục tri thức cho trẻ, để đưa trẻ về với cuộc sống bình thường..

Nhiều ví dụ đã chứng minh, cha mẹ kiên trì, đồng hành “lao tâm khổ tứ” trị liệu cùng con, trẻ mắc chứng tự kỷ được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ có nhiều cơ hội hòa nhập với cuộc sống như bao trẻ em khác.

Với đứa trẻ bình thường, khi bi bô tập nói và nói được từ đơn là chuyện hết sức tự nhiên. Nhưng với trẻ tự kỷ thì khó khăn và gian nan biết nhường nào. Những người mẹ gặp nhau trong các buổi tập huấn phụ huynh, hay những buổi chia sẻ kinh nghiệm của các nhà khoa học, bác sĩ, chuyên gia do Trung tâm Sao Mai tổ chức, các phụ huynh đều có những nỗi niềm riêng, và cả những chia sẻ cảm động từ nỗi lòng sâu thẳm với mong muốn có thêm kiến thức để chăm sóc con tốt hơn.  Các phụ huynh  còn tíu tít hỏi thăm nhau tình hình của các con, có người thổn thức “con em đã nói được từ đơn rồi”, “con chị cũng thế, đã bập bẹ được vài từ”..., những câu chuyện của họ râm ran cả hội trường...  Khi dịch bệnh Covid-19 chưa bùng phát, hàng năm, Trung tâm Sao Mai tổ chức tập huấn phụ huynh định kỳ, rồi tổ chức các hội thảo  mời các chuyên gia trong và ngoài nước đến chia sẻ cho phụ huynh, giáo viên để cung cấp thêm các kỹ năng, phương pháp chăm sóc và trị liệu cho trẻ tự kỷ. 

Theo các bác sĩ chuyên khoa về tự kỷ, cơ hội vàng của trẻ mắc chứng tự kỷ là phát hiện sớm và trị liệu vào giai đoạn trẻ 24 tháng tuổi-36 tháng tuổi. Đây là thời điểm chẩn đoán rõ nhất, nếu cha mẹ để con qua độ tuổi này sẽ muộn và việc can thiệp sẽ khó khăn hơn, cơ hội với trẻ càng ít đi nếu tuổi càng lớn. Trước đây, rất nhiều trường hợp đến viện muộn, nhưng khi truyền thông về chứng tự kỷ phát triển thì tình trạng này đã được giảm bớt. Nhiều trẻ 17-18 tháng tuổi chưa biết nói, cha mẹ đã cho đến khám.

Biết rằng, những gia đình không may có con mắc hội chứng tự kỷ sẽ rất gian nan, vất vả. Nhưng theo cagia đình phải xác định theo trẻ cả cuộc đời, nhưng không phải là bế tắc, nếu phát hiện sớm, can thiệp sớm và đúng phương pháp ở 2 tuổi thì trẻ có thể hòa nhập với cuộc sống bình thường sau này.

Thực tế ở Sao Mai, nhiều trẻ sau một thời gian cha mẹ cho con theo học ở Trung tâm đã có tiến bộ nhưng do điều kiện đi lại, kinh tế khó khăn hoặc lý do khác,  nhiều cha mẹ bỏ cuộc giữa chừng, khi trẻ có hành vi bất thường quay lại điều trị thì rất khó.

Hay có trẻ cha mẹ phát hiện sớm nhưng không tìm được nguồn hướng dẫn điều trị, khi 12 tuổi thì đã trở nên tăng động, gào thét, đập đầu vào tường, nhổ nước bọt phì phì. Hoặc rất nhiều phụ huynh tưởng con ổn rồi nhưng đến tuổi dậy thì con lại nặng thêm hoặc thụt lùi.

Theo BS Minh thì tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý và can thiệp trẻ tự kỷ ở lứa tuổi dậy thì. 50% trẻ tự kỷ không có ngôn ngữ, vì vậy cha mẹ phải quan sát con, khi thấy con có những biểu hiện bất thường phải đưa đi khám nhằm phát hiện và can thiệp sớm.

Còn theo  bác sĩ Đỗ Thúy Lan, Giám đốc Trung tâm Sao Mai thì trẻ tự kỷ càng can thiệp sớm, tỷ lệ thành công càng cao. Nếu cha mẹ nghi ngờ con chậm nói, thờ ơ hay có những biểu hiện bất thường cần đưa con đến các cơ sở chuyên biệt có uy tín để thăm khám và được tư vấn, đánh giá, can thiệp sớm cho trẻ. Can thiệp  cho trẻ tự kỷ sớm có thể tác động to lớn đến khả năng học các kỹ năng và hòa nhập xã hội của trẻ.

 


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ