Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Vai trò của cha mẹ là rất quan trọng trong việc giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

Đó là sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của cha mẹ với con cái. Bố mẹ luôn là chỗ dựa tin cây nhất của con. Vai trò ấy. ông bà không thể thay thế. Với trẻ bị tự kỉ thì bên cạnh việc cho con can thiệp, điều trị ở các cơ sở chuyên biệt, cha mẹ cần luôn bên cạnh để hỗ trợ giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn.

Thực tế hiện nay do công việc bận rộn, nhịp sống hối hả nên nhiều cha mẹ có thời gian dành cho con rất hạn hẹp. Nhiều trẻ mắc hội chứng tự kỷ nhưng cha mẹ vẫn không dám chấp nhận sự thực, không cho trẻ đi học ở trường lớp chuyên biệt vì sợ bạn bè, hàng xóm biết con mình không bình thường, mà chỉ để con nhỏ ở nhà cho ông bà chăm sóc. Bố mẹ bận đi làm suốt ngày nên trẻ không được giao tiếp nhiều với bố mẹ, ít được bố mẹ gần gũi chăm sóc. Trong khi ông bà tuổi cao, hạn chế về sức khỏe nên cũng thường để trẻ tự chơi một mình, dỗ dành trẻ bằng cách mở ti vi, điện thoại, vô tình đẩy trẻ rơi vào quá trình giao tiếp một chiều với các thiết bị công nghệ. Trẻ không được học hòa nhập, không có bạn bè quá lâu sẽ có cảm giác tự ti, rụt rè, ngại tiếp xúc với người lạ. Sự thiếu hụt trong việc giao tiếp hàng ngày với mọi người là một trong những nguyên nhân chính khiến quá trình phát triển ngôn ngữ, nhận thức của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng, và khiến cho tình trạng của trẻ ngày càng nặng hơn.

Để giúp con có cơ hội hòa nhập, có cuộc sống tốt hơn sau này, trước hết, cha mẹ cần vượt qua rào cản tâm lý của chính mình, chấp nhận rằng con đang có vấn về và cần được điều trị. Và cần có sự thống nhất, đồng thuận quan điểm của cả bố và mẹ. Vì thực tế, có trẻ có dấu hiệu tự kỷ, người mẹ đưa đi khám và mong muốn được các bác sĩ, chuyên gia hỗ trợ, can thiệp, nhưng người bố thì không đồng thuận vì cho rằng con mình không bị làm sao, nó chỉ là chậm hơn so với trẻ khác. Vì vậy, người bố đã ngăn cản không cho vợ mang con đi can thiệp sớm cũng như không cho đến dự buổi thẩm định, đánh giá tình trạng bệnh của con do hội đồng chuyên môn của một bệnh viện cùng các nhà nghiên cứu sinh của nước ngoài tổ chức, khiến cho người mẹ phải bỏ cuộc và đứa trẻ mất đi cơ hội tốt để được tư vấn, chữa trị.  

Bên cạnh đó, nhiều gia đình khi đã xác định con mắc tự kỷ thường phó mặc cho các trung tâm, cơ sở điều trị mà không biết rằng cha mẹ chính là người cứu con mình ra khỏi tự kỷ tốt nhất. Theo các nhà chuyên môn thì trẻ tự kỷ chơi 1 giờ với bố mẹ tốt hơn 5 giờ với chuyên gia. Vì vậy, ngoài sự hỗ trợ của các chuyên gia tự kỷ, cần có sự vào cuộc của cha mẹ. Bởi hơn bất cứ bác sĩ hay thầy cô giáo nào, cha mẹ là những người quyết định sự thành công vì họ có thể gần gũi, tác động tích cực thường xuyên, giúp trẻ tiến bộ.Tuy nhiên, đẻ trở thành "giáo viên, chuyên gia của con" ở nhà thì bố mẹ cần phải học các kỹ năng qua sách báo, tham khảo các tài liệu, tham dự các lớp kỹ năng do các cơ sở chuyên biệt, các nhà chuyên môn tổ chức hoặc có thể nhờ đến sự tư vấn từ xa qua video, hướng dẫn của các chuyên gia, bác sĩ, giáo viên chuyên biệt, nhà trị liệu...

Cùng với sự kiên trì, tuân thủ kỷ luật, thay đổi giáo án liên tục cho phù hợp với con. Tình trạng của bé tiến triển tới đâu còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố: mức độ bệnh tật, phương pháp trị liệu... Nhưng quan trọng nhất là sự tích cực, tận tụy, bền bỉ và năng động của gia đình, môi trường xung quanh. Nếu các điều kiện thuận lợi, cơ hội bé có được cuộc sống tự lập rất cao. 

Cha mẹ cần hết sức chú ý đến biểu hiện của con để phát hiện sớm tình trạng tự kỷ ở trẻ để đưa trẻ đi can thiệp càng sớm càng tốt. Việc can thiệp muộn cho trẻ vô tình gia đình đã bỏ qua rất nhiều cơ hội tốt giúp con hòa nhập với cộng đồng.

Tuy nhiên, để cuộc sống gia đình đỡ căng thẳng, lo âu, và trẻ có cơ hội tiến bộ, có cuộc sống tốt hơn thì không có tuổi nào là quá muộn.

Hiện Trung tâm Sao Mai có các lớp can thiệp sớm dành cho trẻ nhỏ tuổi và những nhóm lớp học các kỹ năng sống, học văn hóa, học nghề dành cho nhóm trẻ lớn, trẻ tuổi vị thành niên, giúp trẻ sống tự lập và hòa nhập cộng đồng tốt nhất có thể. Trung bình hàng năm, Trung tâm Sao Mai có gần 200 học sinh nhập học và con số học sinh ra học hòa nhập cộng đồng có tỉ lệ tương đối cao so với các đơn vị khác trên cả nước. Trung tâm được đông đảo phụ huynh tin tưởng và đánh giá cao về chất lượng can thiệp.

 


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ