Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Tiếp Sức Để Phát Triển Doanh Nghiệp Xã Hội Tại Việt Nam

 Sapa O’Chau là một DNXH được thành lập cách đây không lâu bắt nguồn đầu tiên từ mô hình các Homestay của người H’mong tại xã Lao Chải (huyện Sapa, tỉnh Lào Cai), rồi phát triển thành một trung tâm giúp đỡ, đào tạo nghề và hướng nghiệp trẻ em nghèo tại Sapa. Gần đây nhất, Sapa O’Chau đã cung cấp thêm nhiều dịch vụ như cà phê, lữ hành, du lịch và cả các sản phẩm thêu truyền thống như các mặt hàng kỷ niệm cho khách du lịch đến Sapa…
Tuy vậy, vì người sáng lập và điều hành là dân tộc thiểu số nên các kỹ năng về quản lý, điều hành doanh nghiệp còn chưa được trang bị bài bản và chuyên nghiệp. Sau khi tham dự các khóa học về lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp do CSIP, Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng và Koto Quốc tế tổ chức, bà Tần Thị Shu – người sáng lập ra Sapa O’Chau cho biết đã hình dung được mô hình doanh nghiệp, đưa được ra kế hoạch và định hướng phát triển cho Sapa O’Chau trong tương lai. 
          “Thực ra cách tư vấn của các chuyên gia là ‘cầm tay chỉ việc’ nhưng đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc hoạch định chiến lược phát triển tương lai và hoạt động chuyên nghiệp, bài bản hơn”, chị Shu cho biết.
         Dự án nâng cao năng lực DNXH Việt Nam được CSIP và tổ chức Koto Quốc tế thực hiện từ 15/12/2011 cho đến hết 31/12/2012, với sự tài trợ chính của Đại sứ quán Ireland (thông qua chương trình Irish Aid) và sự hỗ trợ kỹ thuật của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
         Theo bà Phạm Kiều Oanh, Giám đốc CSIP và Trưởng ban quản lý dự án, sau một năm thực hiện, Dự án nâng cao năng lực doanh nghiệp xã DNXH Việt Nam đã đào tạo kiến thức về quản lý và doanh nghiệp cho 285 lượt nhân viên và lãnh đạo các tổ chức, doanh nghiệp xã hội thông qua 9 khóa tập huấn về quản lý kinh doanh, 20 buổi giao lưu trực tuyến hoặc trực tiếp.
         “Dự án đã kết nối được 117 cá nhân và đơn vị xã hội, tư vấn chuyên sâu về DNXH cho 4 doanh nghiệp cả ở miền Bắc và miền Nam”, bà Oanh cho biết.
         Do đặc điểm của loại hình DNXH còn hoàn toàn mới ở Việt Nam, cách làm hiện nay của các đơn vị tiên phong vẫn là ‘vừa học, vừa làm, vừa tự thiết kế’ cho nên vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Chưa kể đến việc nhà nước và xã hội còn chưa hiểu rõ và thừa nhận loại hình doanh nghiệp mới mẻ này.
        Để loại  hình doanh nghiệp này tồn tại và phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, ông Phan Đặng Cường, Cố vấn Phát triển xã hội và Quản trị nhà nước của tổ chức Irish Aid cho rằng Nhà nước và xã hội Việt Nam cần nhanh chóng thừa nhận DNXH và có các cơ chế, chính sách thúc đẩy sự phát triển DNXH ở Việt Nam.
         “Ở Ireland, DNXH đã phát triển mạnh mẽ và được chính phủ Ireland hỗ trợ rất nhiều. Các doanh nghiệp xã hội ở Ireland thì hoạt động trong nhiều lĩnh vực nhưng được biết đến nhiều nhất là giúp đỡ người tàn tật hòa nhập với các hoạt động xã hội, từ cung cấp các dịch vụ giáo dục, tiếp cận y tế, tạo công ăn việc làm…”, ông Cường cho biết.
         Tương tự như vậy, ông Jimmy Phạm, Tổng giám đốc Koto Quốc tế, một trong những DNXH tiên phong tại Việt Nam cho rằng để loại hình doanh nghiệp này có thể phát triển được bền vững, điều quan trọng nhất là chính quyền, cộng đồng quan tâm hơn nữa tới DNXH, thừa nhận chính thức và có các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp xã hội, từ thuế, khả năng tiếp cận vốn, đất đai, đào tạo nguồn nhân lực…
         Theo Nghiên cứu về “Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam” do Hội đồng Anh (British Council) kết hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) và CSIP tiến hành vào năm 2012, DNXH đầu tiên xuất hiện ở nước Anh từ thế kỷ 17. Trong các thế kỷ tiếp theo, lần lượt các mô hình tín dụng vi mô, hợp tác xã, nhà ở xã hội, hội ái hữu... đã ra đời và được nhân rộng ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ. 
        Tuy nhiên, DNXH chỉ phát triển mạnh mẽ và trở thành một phong trào rộng lớn trên thế giới như hiện nay kể từ đầu những năm 1980, khi mô hình Nhà nước phúc lợi dần nhường chỗ cho quan điểm đổi mới vai trò của nhà nước theo hướng tinh giản, nhỏ gọn, chia sẻ và chuyển một phần chức năng cung cấp phúc lợi xã hội cho khu vực thứ ba là các tổ chức đứng giữa khu vực công và các doanh nghiệp tư nhân.
         Tại Việt Nam cho đến nay đã có gần 300 tổ chức được xem có đầy đủ các đặc điểm của DNXH. Trong đó, các tổ chức đi tiên phong đã được thành lập từ thập niên 1990, tuy nhiên khái niệm về DNXH vẫn còn rất mới mẻ ở Việt Nam.
        Vẫn theo nghiên cứu nói trên, DNXH được hình thành từ các sáng kiến xã hội, trên nền tảng nhu cầu giải quyết một vấn đề xã hội cụ thể của cộng đồng, được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân của những người sáng lập. 
         Tính tự phát, năng động đặc thù này khiến cho nhận thức của xã hội luôn bị bỏ lại rất xa so với thực tiễn sinh động của mô hình DNXH.
         Cho đến nay, mô hình DNXH đã được nhiều tổ chức quốc tế tài trợ để phổ biến và phát triển tại Việt Nam, trong đó có thể kể đến Hội đồng Anh (British Council) và Irish Aid.
         Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP) từ năm 2009 đến nay cũng đã hỗ trợ tư vấn, đào tạo và phát triển mô hình cho gần 40 DNXH tại Việt Nam.
Theo diendandautu.vn

 


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ