Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

CSIP hỗ trợ trung tâm Sao Mai chuyển giao mô hình cho các tỉnh thành về can thiệp sớm trẻ khuyết tật trí tuệ và tự kỷ.

Chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp xã hội năm 2010 của CSIP (trung tâm hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng)

Dự án : CSIP hỗ trợ trung tâm Sao Mai chuyển giao mô hình cho các tỉnh thành về can thiệp sớm trẻ khuyết tật trí tuệ và tự kỷ.

 

Tên tổ chức: Trung tâm tư vấn, phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật trí tuệ, tự kỷ.

Phạm vi ảnh hưởng: Toàn quốc.

Loại hình: Tổ chức xã hội phi lợi nhuận.

Đối tượng hướng tới: Trẻ em, người khuyết tật.

1. Giới thiệu chung.

Sao Mai là trung tâm tư vấn, phát hiện sớm và chăm sóc trẻ khuyết tật trí tuệ. Trung tâm áp dụng các phương pháp khoa học về phát hiện sớm, giáo dục đặc biệt nhằm giúp trẻ khuyết tật trí tuệ hòa nhập được với cộng đồng, được đối xử bình đẳng và có thể sống độc lập, ý thức được quyền cá nhân, trách nhiệm và nhu cầu. Đồng thời, trung tâm luôn tư vấn cho phụ huynh, nhằm nâng cao nhận thức của phụ huynh và giúp họ bớt mặc cảm, hướng dẫn họ cách chăm sóc con em họ.

Trung tâm Sao Mai đã xây dựng được một mô hình hoạt động, đặt ra nhu cầu về nguồn nhân lực để can thiệp cho trẻ khuyết tật trí tuệ, tự kỷ. Với những bước cải tiến không ngừng, trung tâm Sao Mai sẽ chuyển giao mô hình và đào tạo nhân lực cho các đơn vị nhằm nhân rộng mô hình Sao Mai trên toàn quốc. Đồng thời, trung tâm hỗ trợ công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và các dịch vụ can thiệp sớm. Trung tâm cũng góp phần vận động chính sách, giám sát quá trình thực thi các chính sách và luật pháp dành cho người khuyết tật, đặc biệt là người khuyết tật trí tuệ.

2. Bối cảnh chung.

Trẻ khuyết tật trí tuệ và tự kỷ là vấn đề nhức nhối của xã hội. Nếu trẻ không được giáo dục về các chuẩn mực xã hội, về kỹ năng sống, kỹ năng tự lập, kỹ năng giao tiếp, văn hóa, hòa nhập, tương lai trẻ sẽ sống cả đời ở các bệnh viện tâm thần và sẽ trở thành gánh nặng của xã hội.

Trẻ khuyết tật trí tuệ và tự kỷ thường gây ra nhiều vấn đề trong gia đình, không nhận được đầy đủ sự quan tâm của gia đình và bị kỳ thị xa lánh. Các en không thể đòi hỏi quyền lợi cho bản thân hay tham gia các hoạt động xã hội.

Can thiệp sớm chính là phương pháp khoa học nhất giúp giảm bớt các ảnh hưởng của khuyết tật đến trẻ, tạo cơ hội cho trẻ phát triển và hòa nhập trong xã hội. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện chưa có sự nhận thức toàn diện và đầy đủ về vai trò của phát hiện sớm, can thiệp sớm cũng như bảo đảm quyền cho trẻ khuyết tật.

3. Những đổi mới và các hoạt động nổi bật.

Trung tâm Sao Mai đã hoạt động  được 22 năm (được thành lập năm 1995) với mục tiêu áp dụng các phương thức tiên tiến trong can thiệp sớm và giáo dục đặc biệt dành cho trẻ khuyết tật trị trí tuệ, tự kỷ (can thiệp sớm dành cho trẻ từ 18 tháng tuổi đến 5 tuổi, giáo dục đặc biệt dành cho trẻ từ 5 tuổi đến 15 tuổi), giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ, giúp trẻ hòa nhập và sống độc lập.

Trung tâm là đơn vị đầu tiên trong lĩnh vực giáo dục, chăm sóc cho trẻ khuyết tật trí tuệ ở Hà Nội và hiện là trung tâm có chất lượng cao ở Hà Nội cũng như trên toàn quốc.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa Trung tâm Sao Mai với các trung tâm khác chính là phương pháp khoa học, mô hình can thiệp sớm trong đó trẻ đóng vai trò trung tâm , mọi hoạt động và trị liệu được thiết kế dành riêng cho từng trẻ thông qua các bước kiểm tra, đánh giá chỉ số thông minh, đánh giá các kỹ năng, loại khuyết tật và đánh giá định kỳ trong suốt quá trình đào tạo và chăm sóc.

Trong 2 năm tới, trung tâm đặt mục tiêu mở rộng quy mô hoạt động cũng như nhân rộng mô hình trên toàn quốc.

-         Xây dựng và chuẩn hóa mô hình hoạt động, khung chương trình can thiệp sớm và các dịch vụ hỗ trợ (trị liệu cá nhân), giúp trẻ phát triển toàn diện các kỹ năng để chuẩn bị cho việc hòa nhập xã hội sau này. Chuẩn hóa quy chế, phương thức tuyển dụng và đào tạo giáo viên mới, trị liệu cá nhân mới.

-         Tiếp nhận và tìm kiếm các đơn vị hợp tác ở địa phương có cùng mong muốn cung cấp các dịch vụ chăm sóc, giáo dục cho trẻ khuyết tật trí tuệ, tự kỷ (hiện Sao Mai đang hợp tác với các trung tâm ở các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định).

-         Giáo dục, tư vấn và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cho các đơn vị đối tác để họ có thể xây dựng các trung tâm theo mô hình Sao Mai ở các tỉnh thành, cố gắng kết nối và phối kết hợp với các đơn vị nhà nước trong công tác can thiệp sớm, giáo dục sau can thiệp, từng bước hệ thống hóa mô hình, phát triển rộng rãi trên toàn quốc trong tương lai.

-         Giám sát chất lượng của các chi nhánh ở các tỉnh thành, chuyển giao mô hình và tư vấn trực tiếp.

Để đảm bảo nguồn tài chính ổn định, trung tâm Sao Mai phát triển các dịch vụ kiểm tra, tư vấn, can thiệp, trị liệu nhằm tạo nguồn thu ổn định cho trung tâm, huy động nguồn đầu tư của các ban ngành, các doanh nghiệp địa phương và sự tài trợ của các tổ chức phi chính phủ quốc tế.

4. Lãnh đạo trung tâm.

Giám đốc Trung tâm, bác sỹ Đỗ Thúy Lan là bác sỹ chuyên về sức khỏe tâm thần , đã từng được đào tạo chuyên môn tại Hà Lan, Ireland, Úc về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho cộng đồng. Bà là người có nhiều kinh nghiệm trong quản lý cũng như giỏi chuyên môn. Từng  giữ vai trò phó giám đốc bệnh viện tâm thần Hà Nội, giám đốc bệnh viện ban ngày Mai Hương, bà đã có nhiều đóng góp cho công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần. Với niềm mong mỏi được giúp đỡ trẻ khuyết tật trí tuệ và trẻ tự kỷ, bác sỹ Lan và các đồng nghiệp đã vượt qua mọi khó khăn để thành lập trung tâm Sao Mai. Với tầm nhìn xa rộng, sự định hướng rõ ràng nhu cầu của cộng đồng, kinh nghiệm quản lý và kiến thức chuyên môn sâu, bác sỹ Lan đã dẫn dắt trung tâm trong 22 năm qua, đưa trung tâm trở thành đơn vị đi đầu với nhiều thành tựu , tạo được niềm tin từ các tổ chức trong và ngoài nước. Những hoạt động của bà đã góp phần thay đổi cách nhìn nhận của các bộ ngành về công tác can thiệp sớm, phát hiện hớm, giáo dục đặc biệt và giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trí tuệ, tự kỷ cũng như những hoạt động vận động chính sách của bà đã góp phần thúc đẩy việc đảm bảo quyền cho trẻ em khuyết tật trí tuệ, tự kỷ.

 


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ