Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ

10 điều giúp ích cho tôi khi tôi có cơn khủng hoảng cáu kỉnh mất bình tĩnh của một đứa trẻ tự kỷ.

Một trong những câu hỏi tôi thường được hỏi nhất khi tôi là nhà thuyết trình và nhà hoạt động vì người tự kỷ là về những khó khăn trong giao tiếp của tôi. Ngoài ra là những câu hỏi về những lần tôi lên cơn khủng hoảng cáu kỉnh, mất bình tĩnh do quá tải giác quan. Tôi là một đứa trẻ không có ngôn ngữ đến tận khi lên 3 tuổi, hầu hết mọi người nghĩ rằng trở ngại lớn nhất của tôi là giao tiếp, trong khi đó thực sự vấn đề nằm ở thiểu năng điều hòa giác quan. Thách thức chính của tôi là đối mặt với những âm thanh to, thời tiết khắc nghiệt, ánh sáng quá chói và không thể tắm rửa đến tận 18 tháng tuổi do cảm giác da tiếp xúc với nước. Nhưng vấn đề thách thức lớn nhất đối với cha mẹ tôi chính là những lần lên cơn khủng hoảng cáu kỉnh, mất bình tĩnh của tôi.

Tôi trải qua một quá trình dài luyện tập cùng nhà trị liệu hoạt động của mình để vượt qua những trở ngại trên. Bố mẹ luôn đồng hành cùng tôi trên chặng đường trị liệu và tôi không thể có ngày hôm nay mà không có sợ hỗ trợ của họ.

Tôi muốn chia sẻ 10 điều giúp ích cho tôi khi tôi trải qua những cơn cáu kỉnh mất bình tĩnh của một đứa trẻ tự kỷ với hi vọng sẽ giúp ích cho bạn và những đứa con của mình.

  1. Tìm kiếm các yếu tố gây kích thích. Sự chuẩn bị là then chốt đối với trẻ tự kỷ. Khi họ biết tôi chuẩn bị đi đến chỗ công cộng, họ cầm theo quần áo dài đề phòng trường hợp trời trở gió. Họ cũng chuẩn bị kính râm bên mình trong những lần đưa tôi ra ngoài.
  2. Tạo ra khoảng không gian an toàn/yên tĩnh tại nhà. Bố mẹ tôi có một góc trong phòng của tôi, có đặt 1 chiếc ti vi và một vài đồ chơi tôi yêu thích, khi tôi lên cơn cáu kỉnh, mất bình tĩnh, tôi sẽ ở trong không gian đó cùng những món đồ vật đó để cảm thấy dễ chịu hơn.
  3. Không phạt tôi khi tôi lên cơn khủng hoảng cáu kỉnh, mất bình tĩnh. Đặc biệt là ở nơi công cộng, tôi chứng kiến có một vài phụ huynh cố gắng phạt con mình khi có những ánh mắt châm chọc nhìn vào họ. Cha mẹ tôi luôn phớt lờ những ánh mắt châm chọc đó và cho tôi cảm giác mình luôn được họ yêu thương, trân trọng.
  4. Góc không gian cá nhân miễn là đảm bảo tôi không có những hành động tự làm đau bản thân. Tôi đi tha thẩn tự chơi giống như mọi đứa trẻ, trong khi ba mẹ tôi luôn muốn tôi sát bên họ nhiều nhất có thể. Khi tôi lớn hơn, họ dần nhận ra rằng cần phải cho tôi cách xa họ một khoảng không gian khi tôi lên cơn khủng hoảng cáu kỉnh mất bình tĩnh để tôi có thể tự xoa dịu và bình tĩnh lại.
  5. Hỏi câu hỏi.  Một khi tôi bắt đầu biết nói, ba mẹ sẽ hỏi điều gì giúp ích cho tôi khi tôi lên cơn khủng hoảng cáu kỉnh mất bình tĩnh. Điều này rất có ý nghĩa với tôi.
  6. Thảo luận với tôi về sự khác biệt giữa cơn thịnh nộ thông thường và cơn cáu kỉnh mất bình tĩnh để tôi có thể hiểu được sự khác biệt. Việc hiểu sự khác biệt này là rất quan trọng. Đó là nguyên nhân tôi khuyến khích người mắc tự kỷ hiểu hơn về chuẩn đoán tự kỷ của họ ngay từ sớm, từ đó họ có thể hiểu được những thế mạnh và những thách thức đi liền với những chẩn đoán của cá nhân họ.
  7. Luôn sẵn sàng ở bên khi tôi trải qua cơn cáu kỉnh mất bình tĩnh. Điều này đôi khi đơn giản chỉ là nằm trên sàn cùng tôi khi tôi đang trải qua cơn khủng hoảng cáu kỉnh mất bình tĩnh, để tôi biết được rằng họ luôn ở đó vì tôi.
  8. Âm nhạc. Luôn có âm nhạc êm dịu cho tôi nghe. Mặc dù nó sẽ không dừng được cơn cáu kỉnh mất bình tĩnh, nhưng nó giúp tôi cảm thấy thư giãn khi tôi ở trong không gian có âm thanh bài hát mà tôi yêu thích được mở ở mức âm thanh nhỏ.
  9. Các phương tiện giải trí có hình ảnh. Khi còn nhỏ, tôi rất yêu thích các game video bởi vậy tôi luôn có một máy chơi game và một tivi mini, điều này giúp xoa dịu tôi để tôi tránh khỏi những cơn cáu kỉnh, mất bình tĩnh.
  10. 10. Luôn nhắc nhở tôi rằng tôi không cô đơn. Điều này có lẽ là điều quan trọng nhất đối với tôi. Hãy cho tôi thấy rằng cơn khủng hoảng cáu kỉnh mất bình tĩnh xảy ra với rất nhiều người trong xã hội và điều đó giúp cho tôi cảm thấy mình không lạc lõng, khác lạ với m ọi người và là một phần của cộng đồng. Điều này có ý nghĩa vô cùng lớn. Tôi yêu và biết ơn ba mẹ mình rất nhiều vì tất cả những gì mà họ đã làm cho tôi.

Hôm nay, tôi không có bất kỳ một cơn cáu kỉnh, khủng hoảng nào, nhưng tôi vẫn phải đối mặt với một vài thách thức giác quan xuất hiện khi tôi thấy có một vài điều bất ngờ xảy ra với tôi (khi ai đó chạm vào tôi một cách bất chợt, máy bay bay trên tòa chung cư nhà tôi, vv). Điều gì mà bạn thấy giúp ích cho con bạn?


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ