Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ

Hành trang cho phụ huynh cùng con tới trường

Hành trang cần thiết: 

  • Sự phát triển về tâm sinh lý
  • Sự cộng tác giữa gia đình và nhà trường
  • Vai trò của phụ huynh trong chương trình GDCN
  • Hiểu việc học & cách học của con chúng ta
  • Các sự chuyển tiếp
  • Các sửa đổi/điều chỉnh cho thích hợp trong chương trình GDCN
  • Theo dõi Báo cáo về sự tiến bộ của con chúng ta
  • Lập hồ sơ cho con em tại nhà
  • Khi mọi việc không như ý muốn

a)     Sự phát triển về tâm sinh lý trẻ em

  • Trẻ em, dù là trẻ có quá trình phát triển bình thường hay không, thì trẻ em vẫn luôn phát triển và sự phát triển này thay đổi cùng với độ tuổi của trẻ                                                    

b)     Sự cộng tác giữa gia đình và nhà trường

“Đơn thương một mình, chúng ta chỉ có thể làm được rất ít việc; cùng chung sức với nhau, chúng ta có thể làm được rất nhiều điều.” —Helen Keller

  • Nghiên cứu cho thấy rõ: học sinh học tốt hơn ở trường khi phụ huynh tham gia vào
  • Để sự hợp tác đạt kết quả, phải có sự tin tưởng và quyết tâm từ cả hai phía. Chúng ta có thể làm nhiều việc để giúp định ra tiếng nói rất quan trọng của sự tôn trọng và quan tâm.

c)    Các mẹo vặt để nuôi dưỡng sự cộng tác

  • Tham gia đầy đủ vào các buổi trao đổi đánh giá và lập kế hoạch giáo dục cá nhân và họp phụ huynh đầy đủ theo định kì.
  • Làmhết khả năng của quý vị để tôn trọng những
    điều này và yêu cầu những người khác làm
    giống như vậy - và tập trung vào vấn đề.
  • Nói về hình thức thông tin liên lạc nào thuậntiện cho quý vị - gửi thư (email), gọi điện thoại hoặc gửi văn thư. Điều này giúp giáo viên và những người khác biết điều quý vị cần để làm việc với họ.
  • Bồn chồn, lo lắng là chuyện được chấp nhận, và thậm chí còn tốt hơn nếu quý vị có thể chia sẻcác cảm xúc của mình. Nói cho người khác biết quý vị cảm thấy như thế nào cho thấy sự cởi mở của quý vị và đặt ra một tinh thần tốt.
  • Yêu cầu nhân viên nhà trường chú trọng vàomột vài mục tiêu, khoảng từ ba đến năm mục tiêu. Quá nhiều mục tiêu có thể dẫn đến việc lập ra một chương trình GDCN không có trọng điểm rõ ràng. Bao gồm các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
  • Thất bại là điều được chấp nhận. Khi người khác thấy quý vị hiểu rằng không phải tất cả mọi việc đều có thể suôn sẻ, và quý vị muốn học từ các sách lược không thành công, họ sẽ có khuynh hướng nhận lấy các rủi ro và thử những điều mới.
  • Đặt câu hỏi - đừng lên án. Một cuộc họp chương trình GDCN không phải là nơi để giải quyết bất đồng.
  • Đưa ra một vài ý kiến đóng góp phản hồi vào cuối buổi họp và yêu cầu ý kiến đóng góp từ những người khác. Điều này giúp chúng ta hiểuquan điểm của nhau.

d)     Vai trò của phụ huynh trong chương trình GDCN

“Nếu quý vị có một trái táo và tôi có một trái táo và chúng ta trao đổi những trái táo này, thì quý vị và tôi sẽ vẫn có mỗi người một trái táo. Nhưng nếu quý vị có một ý tưởng và tôi có một ý tưởng và chúng ta trao đổi các ý tưởng này, thì mỗi người chúng ta sẽ có hai ý tưởng.”—George Bernard Shaw

  • Là người đại diện ra các quyết định thay cho đứa trẻ
  • Là người hiểu con nhất có thể cung cấp các thông tin về trẻ một cách đầy đủ nhất để đánh giá và lên chương trình GDCN phù hợp cho trẻ.
  • Là người có thể thúc đẩy việc chuyển giao kiến thức trẻ học được ở trường vào cuộc sống gia đình và các môi trường trong cộng đồng.

e)    Hiểu việc học & cách học của con chúng ta

Chúng ta biết rằng trẻ em học bằng nhiều cách khác nhau. Khi các em lớn lên, các em phát triển một sở thích học bằng những cách khác nhau và duy nhất.

Những người học bằng mắt thích nhìn thấythông tin. Họ

  • Nhớ các chi tiết nhìn thấy bằng mắt
  • Thích nhìn thấy những gì họ đang học
  • Muốn có sẵn giấy và viết trong tay
  • Viết hay vẽ nguệch ngoạc trong lúc đang
    lắng nghe có thể gặp khó khăn theo dõi các bài giảng
  • Thích viết xuống các chỉ dẫn hoặc các số điện thoại
  • Một người học bằng thị giác có thể ưa thích một nơi chốn yên tĩnh và có thể thích nhìn người đang nói. Người đó có thể học tốt hơn nếu được cho ngồi ở đầu lớp
  • Chúng ta biết rằng trẻ em học bằng nhiều cách khác nhau. Khi các em lớn lên, các em phát triển một sở thích học
    bằng những cách khác nhau và duy nhất.
  • Chúng ta biết rằng trẻ em học bằng nhiều cách khác nhau. Khi các em lớn lên, các em phát triển một sở thích học
    bằng những cách khác nhau và duy nhất.

Những người học bằng thính giác thích nghethấy thông tin. Họ

  • Thích thảo luận
  • Nhớ bằng cách đọc lớn ra thành tiếng
  • Cần được giải thích mọi thứ bằng lời
  • Có thể gặp khó khăn với các chỉ dẫn được viết ra giấy
  • Tự nói với mình trong lúc đang học một điều gì đó
  • Lặp lại một số điện thoại để nhớ nó. Một người học bằng thính giác có thể thích làm
    việc chung với một người cộng tác và sẽ hưởng được sự lợi ích từ việc trao đổi về đề tài.

Những người học bằng cách vận động hoặcbằng xúc giác thích chạm tay vào hoặc dùng tayđể điều khiển đồ vật. Họ
Thích các hoạt động

  • Muốn thực tế bắt tay vào làm với bất cứ điều gì đang được đề cập đến hoặc đang học
  • Thích đi lòng vòng trong lúc đang lắng nghe hay đang nói
  • Thường dùng tay “nói” thay cho miệng
  • Thích chạm tay vào các đồ vật để học hỏi về chúng
  • Ghi nhớ các sự việc bằng cách nhớ lại ai đã làm gì hơn là ai đã nói
  • Cần thực hành bằng tay, tích cực lắng nghe (chạm tay vào và di chuyển)
  • Không cần chỉ dẫn để biết cách lắp ráp một vật gì. Một người học bằng sự vận động hoặc bằng xúc giác có thể cần được nghỉ giải lao thường xuyên trong lúc đang học và có thể cần tìm một cách để táy máy tay chân trong lúc đang học.
  • Phụ huynh có thể thấy khó để nhận biết cách học của con họ. Nhưng điều đó chỉ vì chúng ta không nghĩ đến những điều chúng ta biết trong các thuật ngữ đó.
  • Nhưng nếu chúng ta trao đổi với giáo viên & nhà chuyên môn điều này họ sẽ giúp bạn nhận ra cách học của con bạn
  • Bạn hãy lập ra một danh sách cho biết khi nào con của chúng ta trở nên cáu kỉnh - vào những lúc nào và trong những hoàn cảnh nào. Các phương pháp có hiệu quả tại nhà đôi khi được chuyển sang dùng tốt tại trường, với điều kiện có sự nhất quán giữa hai môi trường.

Con của tôi học tốt nhất khi ……

  •  Cháu có thể được cho ngồi ở đầu lớp
  • Cháu có thể quan sát những người khác làm công việc đó trước tiên
  • Các chỉ dẫn phải đơn giản hoặc phân nhỏ thành từng bước một
  • Cháu có cơ hội thảo luận nhiệm vụ công việc
    trước khi bắt tay vào làm
  • Cháu ở một nơi yên tĩnh, không ồn ào
  • Cháu cảm thấy mình có thể làm tùy theo khả năng của mình và không thấy bị áp lực
  • Cháu có cơ hội để đi tới đi lui, thay vì chỉ ngồi yên tại ghế của mình trong thời gian dài

f)     Các sự chuyển tiếp

  • Chuyển tiếp được coi là một quá trình tiến bộ của trẻ và đối với việc tiếp thu kiến thức và những kĩ năng cần thiết cho việc thực hiện các chức năng ở giai đoạn có sự thay đổi, phát triển hoặc thay thế trong cuộc sống.
  • Lập kế hoạch chuyển tiếp là một quá trình nhằm giúp trẻ chuyển từ nhà trường sang cuộc sống cộng đồng và cuộc sống người lớn. Đặc biệt đối với trẻ từ 14 tuổi trở lên.
  • Chuyển tiếp sang một môi trường mới-một thời khóa biểu mới, một giáo viên mới, lớp học mới, trường mới-có thể là điều khó khăn cho bất kỳ đứa trẻ nào, nhưng với các trẻ có các nhu cầu đặc biệt, các em có nhiều khả năng gặp phải các vấn đề khó khăn.
  • Một số các yếu tố có thể thay đổi với sự chuyển tiếp:
  • Một hoặc nhiều giáo viên mới, hoặc từ việc chỉ có một giáo viên sang có nhiều giáo viên, mỗi người với một cách dạy khác nhau
  • Các nhân viên khác của nhà trường
  • Bạn bè và các bạn học cùng lớp
  • Các lớp học và các địa điểm khác
  • Các điều lệ nội quy và các điều mong muốn về hành vi của học sinh
  • Các thời khóa biểu và lịch trình trong ngày của
    trường

g)      Các sửa đổi / điều chỉnh cho thích hợp trong bản chương trình GDCN

  • Các phụ huynh có thể chia sẻ những thông tin về trẻ mà quý vị quan sát thấy tại gia đình, cũng như nhu cầu mong muốn và nguyện vọng của gia đình để cùng giáo viên sửa đổi/Điều chỉnh chương trình GDCN cho phù hợp với trẻ.
  • Trong quá trình dạy học đối với trẻ có nhu cầu đặc biệt đòi hỏi sự linh hoạt trong  phương pháp và hoạt động dạy học nên điều chỉnh và ra quyết định sửa đổi/ điều chỉnh chương trình cho phù hợp với trẻ sẽ diễn ra khi thấy nó chưa thích hợp, cần bổ sung thêm các mục tiêu…..

h)    Báo cáo về sự tiến bộ của con chúng ta

  • Quý vị có thể theo dõi thông qua quan sát, chơi, tương tác với con trong đời sống hàng ngày. Nhưng một cách khoa học và có cái nhìn toàn diện, cũng như để ra quyết định những mục tiêu hướng tới trong chương trình GDCN sắp tới của con để đóng góp vào bản GDCN của trẻ. Quý vị có thể theo dõi qua:
  • Bản đánh giá của giáo viên trong chương trình GDCN của con
  • Bản đánh giá định kì 6 tháng – 1 năm của trẻ do phòng khám đánh giá.

i)    Lập hồ sơ cho con em tại nhà

  • Hồ sơ sức khỏe và bệnh lý của con em.
  • Danh sách những loại thuốc men sử dụng cho em ở nhà và ở trường theo toa của bác sĩ.
  •  Quá trình phát triển của con em và sức khỏe của gia đình.
  • Bản sao những bản tường trình của học đường, bao gồm các phiếu điểm, và bất cứ chi tiết nào về sức khỏe.
  • Những đề nghị từ Chương Trình GDCN và những bản tường trình về sự tiến triển của trường học.
  •  Bản sao những kết quả và đề nghị từ những phần khảo sát độc lập.
  •  Mọi thư từ (bao gồm cả thư viết tay) và các thông báo ngắn gọn gởi đến hoặc từ trường học.
  • Mọi tiếp xúc liên lạc bằng giấy tờ với chuyên viên bên ngoài về những nhu cầu cá nhân của con em.
  • Những giấy tờ ghi lại ngày giờ liên lạc và điện thoại với nhân viên trường.
  • Bản sao về bài học/làm việc của con em trong quá khứ và hiện tại.
  •  Những mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của quý vị.
  •  Mỗi năm nên ghi danh sách tên của:
  • Giáo Viên Lớp Bình Thường -Hiệu Trưởng
  • Giáo Viên Chương Trình Giáo Dục Đặc Biệt -Giám Đốc Chương Trình Giáo Dục Đặc Biệt
  • Những Nhân Viên của Dịch Vụ Liên Quan -Chuyên Viên Tâm Lý

k)       Khi mọi việc không như ý muốn

  • Làm thế nào để hòa hợp sự xáo trộn về cảm xúc khi có liên quan đến một chương trình GDCN?
  •  Chúng ta phải làm gì khi một chương trình GDCN không được thực hiện đúng hoặc khi chúng ta không được hội ý?
  • Điều gì xảy ra khi các quan điểm của chúng ta về các nhu cầu của con mình khác với của nhà trường?
  • Khi quan hệ giữa phụ huynh và nhà trườngtrở nên đối nghịch, trọng tâm thường chuyển
  • Sang việc đổ thừa. Ai có lỗi? Tại sao họ không thừa nhận điều đó? Ngay lập tức, sự chú trọng chuyển từ đứa trẻ sang qua người lớn.

- Sự cộng tác như là điều căn bản để phát triểnmột CTCN có hiệu quả. Khi người ta cộng tác vớinhau, các vấn đề được giải quyết thông qua sự đốithoại tôn trọng.

- Cuộc họp đó liên quan đến việc dành thời gian để lập ra một tiến trình để giải quyết các vấn đề. Nó cho phép có sự thất bại, bằng cách thừa nhận rằng không phải tất cả mọi chuyện lúc nào cũng tốt đẹp và thất bại có thể là một công cụ để giải quyết chuyện sai thành đúng.

- Xem lại tiến trình đã có, hoặc đúng lý ra đã phảiđược lập ra trong cuộc họp CTCN

- Giải quyết mâu thuẫn và tìm một giải pháp

                                  


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ