Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ

Hỗ trợ hành vi tích cực (phần 1)

hướng dẫn phát triển hiệu quả (Phần 1)

Tất cả các hành vi là một hình thức của giao tiếp, phản ánh những điều quan trọng về chất lượng cuộc sống của một con người. Vì vậy, chúng ta – những nhà trị liệu làm việc với trẻ cần hiểu rằng - mỗi trẻ có quyền để được nhìn nhận các hành vi của trẻ và nhận được sự phản hồi đối với hành vi của trẻ theo một cách chuyên nghiệp, tôn trọng, tích cực và lấy con người làm trung tâm.

Hãy thay đổi thái độ, kiến thức và kỹ năng để giúp trẻ phát triển tốt hơn và công việc của chúng ta sẽ ý nghĩa hơn.

Hành vi thách thức là gì?

Khi chúng ta nghĩ về hành vi thách thức, chúng ta thường nghĩ đến cách hành vi côn đồ, tự làm tổn thương, phá hoại tài sản hoặc các hành vi không phù hợp xã hội. Tuy nhiên, chúng ta còn cần nhận diện và phản hồi lại những hành vi không trực tiếp ảnh hưởng đến người khác hoặc tài sản, nhưng hành vi đó gây khó khăn cho cá nhân trong việc tham gia vào các hoạt động thông thường hay trong các mối quan hệ tại gia đình và cộng đồng.

Cụm từ hành vi thách thức được sử dụng theo cách tập trung chú trọng vào hành vi gây khó khăn và nó như một công cụ giao tiếp, hơn là nhấn mạnh vào con người có vấn đề. Nó đồng thời ám chỉ rằng hành vi thách thức là một sự phản hồi đối với các hoàn cảnh khó khăn và bối cảnh của hành vi là nơi chúng ta cần tập trung. Hành vi thách thức được định nghĩa là hành vi với cường độ, tần sất và khoảng thời gian mà sự an toàn của cá nhân hoặc người khác bị đặt trong tình trạng nguy hiểm, hoặc hành vi có khả năng giới hạn hoặc khiến cho cá nhân bị từ chối tiếp cận tới cộng đồng.

Củng cố hành vi tích cực là gì?

Củng cố hành vi tích cực bao gồm việc thay đổi tình huống và các sự kiện mà một người trải nghiệm nhằm tăng cường chất lượng cuộc sống của họ và giảm thiểu khả năng xuất hiện của hành vi thách thức. Đây là phương pháp lồng ghép giá trị và quyền của người khuyết tật với các phương pháp hành vi mang tính xây dựng.

Củng cố hành vi tích cực nhấn mạnh rằng luôn có sự đặc thù khác biệt trong mỗi cá nhân. Chiến lược củng cố hành vi tích cực giúp chúng ta hiểu khi nào và tại sao một số hành vi nhất định xuất hiện và tập trung vào việc thay đổi bối cảnh, cũng như xây dựng khả năng, kỹ năng của cá nhân khuyết tật và những người hỗ trợ họ.

Đặc thù của Củng cố hành vi tích cực là việc loại bỏ việc trừng phạt như một cách thức phản ứng có hiệu quả và chấp nhận được đối với hành vi thách thức

Kế hoạch củng cố hành vi tích cực phải bao gồm các chi tiết về cách thức phản ứng đối với hành vi thách thức của một cá nhân khi hành vi xuất hiện (chiến lược phản ứng) và các hành động cần thiết để giảm thiểu nhu cầu của cá nhân phát triển các hành vi thách thức (chiến lược chủ động). Những chiến lược chủ động này tập trung vào các vấn đề sau:

-         Chất lượng và phạm vi các mối quan hệ và hoạt động mà cá nhân tham gia.

-         Bối cảnh xung quanh của cá nhân và người mà cá nhân đó tương tác cùng.

-         Mức độ đoán trước được của những yếu tố này như thế nào

-         Cách thức người khác giao tiếp với cá nhân đó ra sao

-         Những người hỗ trợ xử lý tình huống thế nào khi có nguy cơ xuất hiện hành vi thách thức.

-         Cách thức mọi người tăng cường sự hiểu biết của họ về cá nhân có nhu cầu đặc biệt và các hành vi của họ


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ