Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Tập huấn cho phụ huynh kỹ năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ khuyết tật trí tuệ, tự kỷ

Trẻ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ rất khó khăn trong giao tiếp, có khiếm khuyết đặc trưng về ngôn ngữ, thể hiện ở nhiều dạng khác nhau. Để thúc đẩy ngôn ngữ cho trẻ nên tận dụng và tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm trong các tình huống giao tiếp hàng ngày thì phụ huynh phải là người thầy đầu tiên của con, giúp đỡ con. Thấu hiểu những khó khăn, vất vả của những phụ huynh không may có con em mắc chứng tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ , TTSM đã luôn đồng hành cùng cha mẹ trẻ để cùng chung sức, đồng lòng giúp cho trẻ ngày một tiến bộ hơn, để trẻ có tương lai tươi sáng hơn ở ngày mai.

Chương trình tập huấn cho phụ huynh cũng nằm trong ý nguyện ấy của Trung tâm. Nối tiếp thành công của những buổi tập huấn trước, ngày 5/3/2017 TTSM vừa tổ chức tập huấn cho cha mẹ trẻ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ nhằm giúp phụ huynh về kỹ năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ. Thông điệp của buổi tập huấn là mang đến cho phụ huynh những thông tin cơ bản về sự phát triển ngôn ngữ trẻ bình thường để phụ huynh xác định được khả năng ngôn ngữ của con mình đến đâu, con có khiếm khuyết, hạn chế gì. Từ đó phụ huynh có những biện pháp để giúp con cải thiện ngôn ngữ tốt hơn trong các tình huống sinh hoạt hàng ngày ở tại gia đình cũng như chọn cách can thiệp cho con phù hợp tại Trung tâm.

Nội dung chương trình tập huấn đã mang đến cho phụ huynh những thông tin, kiến thức rất hữu ích. Đó là tháp phát triển ngôn ngữ của trẻ, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ qua từng độ tuổi, các bài tập phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong các tình huống sinh hoạt cùng con và sự chia sẻ của giáo viên, phụ huynh về từng nội dung tập huấn. Từ những kiến thức, kinh nghiệm học được trong buổi tập huấn, phụ huynh được chia theo nhóm để thảo luận, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình về các mốc ngôn ngữ qua từng thời kỳ, ngôn ngữ của trẻ khuyết tật trí tuệ, tự kỷ  hay đơn giản chỉ là những chia sẻ của phụ huynh về cách giúp con phát triển ngôn ngữ ở nhà, những thành quả đạt được mà phụ huynh thấy tự hào nhất, những khó khăn nhất trong hỗ trợ phát triển ngôn ngữ cho con... Thông qua những chia sẻ ấy, phụ huynh còn có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để đồng hành cùng con.

                                                                                     Các phụ huynh tham gia thảo luận nhóm

Chương trình tập huấn cũng đã hướng dẫn cho phụ huynh cách phát triển ngôn ngữ cho con tại gia đình như hát các bài hát của trẻ con và cho trẻ nghe nhạc. Bởi âm nhạc giúp cải thiện sức khỏe, kiểm soát sự căng thẳng, giảm bớt sự đau đớn, diễn tả cảm xúc, tăng cường trí nhớ, tăng cường giao tiếp, thúc đẩy phục hồi thể chất. Các cách kết hợp âm nhạc trong các hoạt động ở nhà như viết lại lời cho các bài hát quen thuộc với câu ngắn và các từ mới dễ nhớ, lặp lại để tăng cường sự ghi nhớ và hiểu từ; khám phá cảm xúc và ý tưởng; sử dụng nhịp và phách để tăng cường sự vận động, khả năng ghi nhớ; bài hát khởi động cho các hoạt động và lịch trình hàng ngày; bài hát tập thể dục… nghe nhạc tạo ra tâm trạng phấn chấn, vui vẻ cho con.

Chơi các trò chơiđơn giản cùng con như trò “trốn tìm” hay đọc các quyển sách có các tranh vẽ có nhiều màu sắc cho trẻ nghe kết hợp với nhìn, chỉ và nói tên các bức tranh khi đọc cho trẻ nghe rồi yêu cầu con chỉ các đồ vật trong bức tranh. (ví dụ: quả bóng đâu con?)

Nói với con bạn về những gì bé sẽ làm trong ngày như thức ăn, đồ uống trong bữa ăn và các hoạt động bé làm, các bộ phận cơ thể bé khi tắm, tên đồ dùng khi sử dụng... Đồng thời các bậc phụ huynh cũng cần nói với con về những gì mìnhlàm trong ngày và khuyến khích con tham gia. Cho trẻ cơ hội có được những trải nghiệmmới và nói với trẻ về trước, trong và sau sự kiện đó.

Chơi với trẻ cần lựa chọngiữa các đồ vật để nói những câu có nghĩa và hỏi các câu hỏiđể kích thích tư duy và ngôn ngữ của trẻ. Phụ huynh cần nghe một cách chăm chú khi trẻ nói với mình và hãy cho bé thấy mình hiểu bằng cách trả lời bằng hành động hoặc lời nói. Giúp con nghe và làm theo những chỉ dẫn bằng cách chỉ cho con thấy mình muốn gì. Khi con không hiểu, hãy nói theo cách khác thay cho việc chỉ lặp lại một cách đơn giản. Điều quan trọng hãy khen ngợi và khuyến khích những nỗ lực của con khi con nói các âm và từ mới. Việc nói cần phải tạo hứng thú cho trẻ. Hãy cố gắng khuyến khích trẻ nói mà không đặt quá nhiều yêu cầu cho trẻ. Hiểu những hạn chế của con. Nhiều trẻ cần được khuyến khích sử dụng từ nhưng việc luôn kích thích trẻ vượt qua khả năng hiện tại của trẻ sẽ làm cho cả phụ huynh và trẻ đều bực bội, khó chịu.

Một môi trường kích thích ngôn ngữ rất quan trọng trong việc học tập nhưng việc tạo ra cho trẻ một môi trường có qua nhiều ngôn ngữ có thể sẽ tạo nên một sự chồng lẫn. Hãy làm cho ngôn ngữ đến với trẻ càng tự nhiên càng tốt và luôn đảm bảo cho trẻ có thời gian tự do. Phụ huynh cần có sự thống nhất và kiên nhẫn thì mới đạt được kết quả.

Tại buổi tập huấn, cô Lương Hoa, giảng viên cũng đã lưu ý với phụ huynh rằng, để trẻ học 1 từ trẻ cần được: nhìn, hiểu, cảm nhận, trải nghiệm, có cơ hội. Và để học ngôn ngữ trẻ cần học: học ngữ dụng (giao tiếp), ngữ nghĩa (ngôn ngữ hiểu), Ngữ pháp (ngôn ngữ diễn đạt), Ngữ âm (lời nói). Và phụ huynh nên sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp với trẻ theo nguyên tắc bậc trên tức là khả năng ngôn ngữ của con cộng thêm 1 bậc (dựa theo thang phát triển ngôn ngữ của trẻ bình thường đã được thông tin tại buổi tập huấn).

   

                                                                               Các phụ huynh cùng thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm

 

P.V

 

 

 

 


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ