Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Phòng tránh lây nhiễm Covid-19 cho trẻ dễ bị tổn thương

Hiện nay,  tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường trên thế giới, khu vục và trong nước. Nhiều ca bệnh Covid-19 biến chủng mới lây lan nhanh, mạnh xuất hiện trong cộng đồng. Để đảm bảo phòng cống dịch Covid-19, nhiều trường học đã cho trẻ nghỉ học. Học sinh của Trung tâm cũng đã nghỉ học theo tinh thần chung của Hà Nội. Vì vậy, các  cha mẹ vẫn cần chú ý để bảo vệ sức khỏe khi trẻ ở nhà.Bởi trẻ nhỏ là đối tượng có nhiều nguy cơ bị vi rút tấn công do hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện, đặc biệt là trẻ ở nhóm yếu thế như trẻ bị bệnh tật, hội chứng tự kỷ, khuyết tật vận động, bãi não... 

Virus có thể được lây truyền qua giọt bắn nước bọt từ người nhiễm mầm bệnh. Trong khi đó, nhiều người thường có thói quen ôm, hôn trẻ nhỏ. Việc cho trẻ tiếp xúc gần với người lớn, đặc biệt là những người thường xuyên làm việc ở môi trường bên ngoài có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh cho trẻ.

Đối với cha mẹ và người trực tiếp chăm sóc trẻ cũng cần tuân thủ các nguyên tắc để bảo vệ sức khỏe của mình. Nếu xuất hiện các dấu hiệu như ho, sốt cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra, đeo khẩu trang và chủ động giữ khoảng cách với trẻ; Xây dựng chế độ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho trẻ; Tăng cường sức đề kháng cho trẻ để phòng chống COVID-19. 

Tăng cường giúp đề kháng giúp trẻ nâng cao sức khỏe và chống lại dịch bệnh. Cha mẹ cần đảm bảo bé có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và lối sống lành mạnh, theo 5 nguyên tắc. Cho trẻ uống đủ nước để tăng cường hệ miễn dịch; Bổ sung các thực phẩm giàu protein qua: trứng, thịt gia cầm, cá,...; Tăng cường các thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, gan động vật, thịt bò và các loại ngũ cốc nguyên hạt,... giúp trẻ chống lại những vi rút gây bệnh; Bổ sung các loại rau củ, hoa quả chứa nhiều vitamin C, E giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp nhuận tràng, tránh táo bón ở trẻ. Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm chứa nhiều đường, ngũ cốc tinh chế như bánh mì, bơ và chất béo; Cho trẻ được vận động và sinh hoạt điều độ; Cha mẹ cần xây dựng cho trẻ lối sống lành mạnh bằng cách tạo không gian vui chơi và học tập cho trẻ; để trẻ được vận động và tập thể dục nhẹ nhàng; tắm nắng để trẻ hấp thụ vitamin D thường xuyên và cho trẻ ngủ đủ giấc; Giữ vệ sinh sạch sẽ; Cần khử trùng môi tường sống và hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách. 

Virus Corona có thể lây truyền qua bề mặt trung gian đã nhiễm khuẩn, do đó cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các vật dụng, đồ dùng, đồ chơi của trẻ tại nhà hoặc những vị trí như tay nắm cửa bằng chất cồn hoặc dung dịch sát khuẩn để loại bỏ vết bẩn cũng như vi khuẩn, virus nhằm hạn chế sự lây nhiễm của virus Corona. Dạy trẻ rửa tay đúng cách; Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng; Đeo khẩu trang khi đi ra khỏi nhà; Tránh những nơi tập trung đông người.

Các bậc phụ huynh cần theo dõi sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe như sốt, ho, khó thở cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để điều trị và phát hiện bệnh kịp thời.

Trẻ em không nên xem TV hoặc chơi các sản phẩm điện tử trong thời gian dài khi nghỉ ngơi ở nhà. Các bài tập hoặc hoạt động thể chất nên được sắp xếp hợp lý. Đặc biệt, cha mẹ cảu trẻ tự kỷ cần thường xuyên trao đổi, phối hợp với giáo viên để được hướng dẫn duy trì can thiệp và hỗ trợ cho con tại nhà.  Cha mẹ của trẻ nhỏ có thể thực hiện các bài tập chân tay thụ động. Tất cả trẻ em nghỉ ngơi tại nhà nên đúng giờ để đảm bảo ngủ đủ giấc.

 

 


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ