Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Trẻ rối loạn tăng động, giảm chú ý khám ở đâu?

Tăng động giảm chú ý là gì?

Rối loạn tăng động giảm chú ý là rối loạn hành vi phổ biến, ảnh hưởng đến trẻ em ở độ tuổi đi học và có thể tiếp diễn cho đến khi trẻ trưởng thành. Hội chứng này đặc trưng bởi mức độ phát triển hành vi không phù hợp với độ tuổi của trẻ. Trẻ hiếu động, bồng bột hơn bình thường, giảm khả năng tập trung chú ý.

Các bước thăm khám tăng động giảm chú ý

Bước đầu tiên và quan trọng nhất trong chẩn đoán tăng động giảm chú ý là mô tả của cha mẹ về các biểu hiện của trẻ ở nhà cũng như phản ánh của thầy cô giáo ở trường. Bởi vậy, khi thấy con có biểu hiện nghịch ngợm, không chịu ngồi yên một chỗ hoặc kết quả học tập kém đi, cha mẹ nên quan sát thật kỹ các dấu hiệu của con để giúp bác sĩ trong việc chẩn đoán hội chứng này. Bác sĩ có thể hỏi trực tiếp hoặc hướng dẫn cha mẹ điền vào bài test đã chuẩn bị sẵn.

Cùng với đó, bác sĩ có thể thực hiện một số bài kiểm tra tâm lý cũng như các vấn đề về thị giác và thính giác của trẻ. Đồng thời khai thác thêm cuộc sống gia đình có gây ra những vấn đề về tâm lý cho trẻ hay không, trong gia đình có ai từng mắc bệnh lý về tâm thần hay hội chứng tăng động giảm chú ý hay không.

Sau khi đối chiếu các triệu chứng của trẻ với bản chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận trẻ có mắc phải hội chứng này hay không và mức độ tiến triển tới đâu, từ đó đưa ra hướng điều trị.

Địa chỉ nào uy tín để khám tăng động giảm chú ý?

Tại Hà Nội:

- Trung tâm phục hồi chức năng hoặc khoa Thần kinh – Tâm bệnh, bệnh viện Nhi Trung ương: Số 18/879 đường La Thành, quận Đống Đa, Hà Nội.

- Trung tâm phục hồi chức năng hoặc khoa Thần kinh – Tâm bệnh, bệnh viện Bạch Mai: Số 78, đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

-  Khoa Thần kinh, bệnh viện Quân y 103: Số 261, đường Phùng Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội.

- Trung tâm Sao Mai: Số 6, ngõ 9, đường Hoàng Đạo Thúy, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

 

- Phòng khám tâm thần – tâm lý trẻ em: Số 2, ngõ 199, đường Trường Chinh, Hà Nội.

 

- Trung tâm Phúc Huệ: Số 67, đường Đức Chính, Hà Nội.

Tại Đà Nẵng:

- Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng: Số 193, đường Nguyễn Lương Bằng, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

- Phòng khám chuyên khoa vật lý trị liệu, phục hồi chức năng: Số 05, đường Bà Huyện Thanh Quan, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Tại thành phố Hồ Chí Minh:

- Khoa Tâm lý, bệnh viện Nhi đồng 1: Số 341 đường Sư Vạn Hạnh, phường 10, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.

- Khoa Tâm lý, bệnh viện Nhi đồng 2: Số 14 đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

- Khoa Tâm lý tâm thần, bệnh viện Tâm thần thành phố Hồ Chí Minh: Số 165B đường Phan Đăng Lưu, phường 1, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.

- Phòng khám tâm lý, bệnh viện quận Tân Phú (lầu 3, phòng 414): Số 609 – 611 đường Âu Cơ, phường Phú Trung, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh.

- Phòng khám Tâm Gia An: Số 122B đường Trần Đình Xu, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

- Phòng khám Nhi đồng Thành Phố: Số 31 đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Trong đó, bệnh viện Nhi Đồng 1, bệnh viện Tâm thần thành phố Hồ Chí Minh thăm khám vào cả thứ 7 và chủ nhật, bệnh viện quận Tân Phú, phòng khám Tâm Gia An thăm khám vào thứ 7. Nếu không thể sắp xếp được công việc, các phụ huynh đang sinh sống tại khu vực phía nam có thể đưa con tới khám ở những địa chỉ này vào cuối tuần.

 Điều trị tăng động giảm chú ý như thế nào?

Điều trị bằng thuốc

Trong một số trường hợp trẻ tăng động nặng, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị. Các loại thuốc này gồm 3 nhóm: Thuốc chống trầm cảm, thuốc kích thích, thuốc không kích thích. Các thuốc này có thể khiến trẻ gặp phải một số tác dụng phụ.

Liệu pháp giáo dục hành vi

Đây là phương pháp bắt buộc trong điều trị tăng động giảm chú ý, đòi hỏi cha mẹ và gia đình phải hết sức kiên trì. Nếu trẻ làm việc gì sai, cha mẹ không nên la mắng hoặc đánh trẻ, khiến trẻ sinh ra tâm lý chống đối, thay vào đó là khuyên bảo nhẹ nhàng, dành cho trẻ những lời khen ngợi và động viên kịp thời nếu trẻ làm đúng. Khuyến khích sẽ giúp trẻ tăng cường làm những việc tích cực hơn. Đồng thời, cha mẹ có thể lập ra kế hoạch hằng ngày đi kèm mốc thời gian cụ thể, yêu cần trẻ thực hiện để giúp cải thiện khả năng tập trung chú ý.

Ds. Lương Lan (Benhtangdong.com.vn)


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ