Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ chậm nói?

Chậm nói là một trong những dấu hiện khá điển hình của hội chứng tự kỷ. Tuy nhiên không phải lúc nào trẻ chậm nói cũng là tự kỷ.

Trẻ chậm nói có thể chia làm hai dạng là: chậm nói thông thường và chậm nói do khiếm khuyết về sự phát triển của não bộ hay còn gọi là chứng tự kỷ. Nếu bên cạnh việc chậm nói thông thường, trẻ có thêm một vài biểu hiện như khả năng hiểu ngôn ngữ không tốt, khó ngủ, giấc ngủ không sâu, hành vi bất thường lặp lại, khó hòa nhập, thích một mình thì cha mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở chuyên khoa để làm kiểm tra tâm lý và loại trừ.

Nếu trẻ chỉ bị chậm nói thông thường thì cha mẹ có thể dạy bé phát triển ngôn ngữ tại nhà hoặc cho bé tiếp xúc với cộng động như đến lớp và không cho trẻ sử dụng máy tính, điện thoại cũng như các thiết bị điện tử khác.

Con cái được khỏe mạnh, thông minh là điều bậc cha mẹ nào cũng mong muốn. Vì vậy, khi thấy con mình có biểu hiện bất thường như chậm nói hay mắc bệnh tự kỷ, chậm phát triển thì cha mẹ cần cho trẻ thăm khám bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm, các cơ sở uy tín để sớm phát hiện những khiếm khuyết của con em mình và điều trị ngay lập tức. Nếu trẻ chậm nói vì mắc chứng tự kỷ, phụ huynh không nên giấu giếm, xấu hổ, buông xuôi, mà hãy đối mặt. Bởi trẻ mắc chứng tự kỷ càng được chữa trị sớm bao nhiêu thì cơ hội điều trị thành công càng lớn. Hãy cho trẻ đi can thiệp sớm ở những địa chỉ tin cậy, cha mẹ hãy song hành và cùng con chiến thắng tự kỷ. Tuy rằng, chứng tự kỷ chưa có thuốc chữa, nhưng nếu trẻ được can thiệp sớm, đúng phương pháp thì trẻ vẫn có thể hòa nhập cộng đồng và có cuộc sống như người bình thường.

Các nghiên cứu đã chứng minh việc can thiệp giáo dục sớm dẫn đến những kết quả tốt cho trẻ và gia đình. Can thiệp sớm có thể bao gồm việc dạy trẻ nhận biết những gì đang xảy ra trong môi trường xung quanh, biết chú ý, biết bắt chước hành vi, dần dần cải thiện những kỹ năng giao tiếp của trẻ. Tuỳ theo nhu cầu của trẻ, sự can thiệp sớm có thể bao gồm trị liệu ngôn ngữ, trị liệu giác quan, trị liệu phục hồi chức năng...

Trên thực tế, cuộc chiến với hội chứng tự kỷ gian nan, đòi hỏi tinh thần và ý chí thép từ những phụ huynh có con tự kỷ. Vì vậy các phụ huynh không may có con mắc chứng tự kỷ cũng cần tìm tòi, học hỏi kiến thức từ sách vở, internet, tham gia các lớp tập huấn phụ huynh để có kỹ năng, phương pháp can thiệp thêm cho con tại gia đình. Bởi thực tế, những trẻ tự kỷ được can thiệp trên lớp nhưng về nhà phụ huynh không hợp tác hoặc không dành thời gian can thiệp cho con mọi lúc, mọi nơi trong khoảng thời gian trẻ trở về bên gia đình thì trẻ thường có những chuyển biến chậm, ít tiến bộ hơn những trẻ được sự phối hợp chặt chẽ giữa cô giáo ở lớp và phụ huynh ở nhà.

 Để trẻ mắc chứng tự kỷ không bị bỏ lỡ cơ hội can thiệp sớm, các phụ huynh khi thấy con em mình có những phát triển bất thường, cần đưa trẻ đi thăm khám ở các cơ cở uy tín như Khoa tâm bệnh- Bệnh viện nhi Trung ương, Trung tâm Sao Mai....v..v…để được phát hiện sớm, được tư vấn, can thiệp sớm. 


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ