Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Những chia sẻ hay của tình nguyện viên Đức về trị liệu ngôn ngữ với giáo viên TT Sao Mai

Sarah (người Đức) là tình nguyện viên tích cực, có chuyên môn sâu về trị liệu ngôn ngữ. Chị đã đến Trung tâm Sao Mai tham gia hoạt động tình nguyện của mình hơn 1 tháng nay. Bằng những kinh nghiệm, trải nghiệm của mình trong trị liệu ngôn ngữ, Sarah đã có những chia sẻ với các giáo viên lớp Hoa Sữa, tổ trị liệu về phương pháp trị liệu, phòng giáo vụ về can thiệp tại lớp…nhằm đem lại hiệu quả cao cho trẻ cần trị liệu, can thiệp ngôn ngữ tại Trung tâm.

Những phương pháp mà Sarah chia sẻ, đó là: Bài tập cơ miệng;  trị liệu phát âm; phương pháp trị liệu ngôn ngữ đối với trẻ chưa có ngôn ngữ hoặc còn quá nhỏ; những gợi ý chung về phương pháp trị liệu ngôn ngữ chung cho trẻ ở mọi lứa tuổi, mọi dạng tật...

1. Bài tập cho cơ miệng đối với môi và lưỡi

- Môi

  • Chuyển từ hôn, cười
  • Đẩy lưỡi ở bốn góc
  • Phùng má và giữ trong vài giây
  • Say a loud /p/ in a strong way
  • Bật âm /p/ thật mạnh
  • Hôn kiểu con cá nhiều lần
  • Dùng ống hút nhựa thổi các vật nhẹ đi
  • Thổi bong bóng
  • Thổi tắt nến
  • Ngậm thẻ
  • Làm tiếng ngựa kêu
  • Massage cơ miệng bằng ngón tay, massage rung hoặc dùng đá chườm để massage
  • Với các trẻ  lớn hơn: thực hành hành động cười và hôn dùng tay ấn tạo áp lực để trẻ cần dùng lực nhiều hơn để thực hiện hành động này

- Lưỡi

  • Chạm lưỡi ở bốn góc miệng
  • Đưa lưỡi khỏi miệng và lè lưỡi thật căng
  • Liếm môi
  • Ấn lưỡi đẩy lại chiếc thìa
  • Trò chơi: liếm kẹo ( kẹo hình các con vật đáng yêu)

Để bài tập luyện tập cơ miệng cho trẻ hiệu quả, tạo sự thoải mái cho trẻ thì các giáo viên cần biến các bài luyện tập thành các trò chơi vui nhộn như thổi bóng nhựa bằng ống hút, thổi bong bóng xà phòng, thổi bong bóng nước trong cốc bằng ống hút. Sử dụng các hình vẽ hoạt hình thể hiện các động tác luyện tập cơ miệng. Trước khi bắt đầu luyện tập nên massage cơ miệng trước...

Tác dụng của các bài tập này là giúp cho trẻ phát âm. Thực tế, có một số âm khó phát âm, trong khi một số trẻ bị cơ miệng yếu khiến cho trẻ khó khăn trong giao tiếp. Mỗi âm có một vùng phát âm riêng. Vì vậy khi luyện đến âm nào thì luyện tập cơ miệng ở vùng phát âm đó ( ví dụ: khi luyện âm b là âm hai môi, cần luyện cơ môi. Một số dạng khuyết tật khiến trẻ bị yếu cơ miệng ( như down, bại não) nên việc luyện tập cơ miệng là rất tốt không chỉ cho vấn đề phát âm mà còn cả trong việc kiểm soát dớt dãi hoặc những khó khăn trong nhai nuốt của trẻ. Tuy nhiên, những bài tập này không phù hợp với trẻ quá nhỏ hoặc khuyết tật quá nặng.

2. Trị liệu phát âm

- Bước 1: Kiểm tra trẻ gặp vấn đề ở âm nào. Bạn phải kiểm tra từng âm một trước khi bắt đầu trị liệu. Sau đó, bạn cần xác định chỉnh âm từ âm dễ đến âm khó (theo bảng đồ phát triển ngôn ngữ thông thường). Nếu bạn không có bản đồ phát triển ngôn ngữ thông thường, nên bắt đầu với âm dễ trước (ví dụ: âm môi dễ hơn các âm cuống lưỡi).Xử lý vấn đề âm theo từng âm một. Bắt đầu với từng âm riêng lẻ (không bắt đầu chỉnh âm trong cả một từ). Khi bắt đầu trị liệu hoặc khi trị liệu với trẻ nhỏ hoặc trẻ khuyết tật nặng, bạn nên so sánh âm với những âm thanh của cuộc sống, ví dụ như:  âm S ( âm thanh của con ong), âm V ( âm thanh của gió)....So sánh âm gắn với hình ảnh để trẻ dễ nhớ. Sau đó tiến hành trị liệu theo trật tự các bước sau: dạy âm (gắn với âm thanh) tiếp đến là dạy từng từ rồi đến dạy câu.

Chỉ khi trẻ hoàn thành chính xác ở bước 1 đến 90% thì chuyển sang bước thứ 2. Bạn nên phân vùng phát âm ( vùng âm môi, âm lưỡi, âm cuống họng).

3. Phương pháp trị liệu ngôn ngữ đối với trẻ chưa có ngôn ngữ hoặc còn quá nhỏ.

     Những điểm lưu ý trong phương pháp can thiệp sớm:

 -  Lên giọng, xuống giọng và nói cần có trọng âm.

 -  Nói theo nhịp điệu

 -  Sử dụng biểu cảm khuôn mặt và ngôn ngữ hình thể

 - Nên lặp đi lặp lại âm hay từ cần học nhiều lần

 - Sử dụng tranh ảnh trong quá trình trị liệu ngôn ngữ

  - Hướng dẫn cho  trẻ ý nghĩa giao tiếp

  - Chỉ cho trẻ cách thức giao tiếp: bước đầu vẫn chấp nhận trẻ dùng ngôn ngữ hình thể, thẻ hình để giao tiếp

- Cần hướng dẫn trẻ học theo cách thức giao tiếp, chơi lần lượt, giao tiếp mắt và học theo mô hình tam giác (trẻ nhìn vào cô, cô chỉ vào vật, âm cần học và hướng mắt trẻ vào vật, âm cần học)

- Tổ chức các trò chơi: khi cô giáo đưa ra các mệnh lệnh với các cặp từ đối lập nhau, lặp đi lặp lại ( lên/xuống; đóng/mở; tắt/bật), học sinh cần có phản ứng theo mệnh lệnh của cô.

4. Những gợi ý chung về phương pháp trị liệu ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lứa tuổi, mọi dạng tật.

- Mỗi bài học cần tập trung vào một chủ đề, một nhóm chủ đề (động vật, hoa quả, nấu nướng, màu sắc, con số, đồ ăn, phương tiện giao thông).

- Với các tiết học kéo dài trong 30 phút, bạn chỉ nên dạy theo một chủ đề.

- Với các tiết học kéo dài trong 60 phút, bạn có thể dạy theo một hoặc hai chủ đề

- Đối với một số trẻ, một tiết học 60 phút là quá dài, nếu cần, bạn có thể cho trẻ tự chọn một trò chơi trẻ thích trong 15 phút  và chơi tự do mà không cần chỉnh ngôn ngữ cho trẻ.

- Trong một tiết học không nên đưa vào quá nhiều hoạt động, trẻ cần thời gian để hiểu trò chơi và nhớ, vận dụng  được từ thông qua trò chơi đó.

- Trong một tiết học 30 phút, bạn có thể có 2 hoạt động hoặc nhiều nhất là 3 hoạt động với trẻ.

- Rất tuyệt khi bạn dùng thẻ học thể hiện bố cục bài học bạn sẽ làm với trẻ, trẻ có thể biết được những gì mình sẽ học trong tiết học của mình

- Bạn nên dùng nhiều các bài hát, nhịp điệu, âm nhạc, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ và trẻ khuyết tật nặng hoặc không có ngôn ngữ.

- Bạn nên tập trung vào giao tiếp mắt. Bạn sử dụng các bức tranh hoặc các âm thanh thú vị để thu hút sự chú ý của trẻ, bạn cũng có thể dùng con rối điều khiển bằng tay để nói chuyện, giao tiếp với trẻ.

- Trong tiết học, việc nhắc lại các từ nhiều lần là rất cần thiết, và bạn cần phát âm các từ này phải thật chính xác.

- Trước khi tiến hành trị liệu, bạn cần phải kiểm tra tổng quan trước để biết được trẻ vướng phải các vấn đề gì trong quá trình học ngôn ngữ.

- Nếu hai phòng trị liệu cạnh nhau và đều cùng có giờ trị liệu, bạn nên đóng cửa để trẻ không bị ảnh hưởng nhiều bởi các âm thanh ở phòng bên cạnh.

Với những tình nguyện viên nhiệt tình, có chuyên môn sâu như Sara đã giúp cho giáo viên Trung tâm có cơ hội được chia sẻ,  học hỏi để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và chuyên môn. Trẻ chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ của TT Sao Mai được tiếp cận với các phương pháp can thiệp, trị liệu tiên tiến, khoa học nhưng dễ thực hành của các nước bạn. Những kiến thức mà mỗi tình nguyện viên mang đến cho TT Sao Mai đều rất quý giá,  góp phần cùng với các cán bộ, giáo viên của TT Sao Mai  mang lại hiệu quả cao trong phương pháp trị liệu, can thiệp cho trẻ. 

                                                                                                           

                                                                                                     P.V


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ