Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ

Một số nội dung giảng dạy về kỹ năng bắt chước giai đoạn 9-18 tháng

 

Ø BẮT CHƯỚC HÀNH ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT

-         Nội dung: 8 -10 hành động chỉ gồm 1 bước.

-         Hành động: Lăn - lắc - thả - đẩy – cào – xúc – gõ - đập - đặt - ấn, tách, nguệch ngoạc.

-         Hoạt động: gõ trống, đập búa, đặt vật vào hộp, lắc xắc xô., bóp chút chít, lắc chuông, đẩy ô tô, lăn bóng, tách lego, thả vòng, lồng cốc, xây tháp...

 

Ø BẮT CHƯỚC HÀNH ĐỘNG - CHUYỂN ĐỘNG CƠ THỂ

-         Nội dung:

  • 10 hành động trong bài hát, trò chơi giác quan quen thuộc
  • Trẻ nhìn thấy bản thân khi trẻ thực hiện

-         Bắt chước:

  • Bắt chước những hành động đơn giản: vỗ tay, vẫy tay, giơ tay…
  • Bắt chước những chuyển động đơn giản: đứng lên, ngồi xuống, xoay - lắc người

-         VD: Các hành động cử chỉ trong bài hát (một con vịt, tập thể dục buổi sáng, ồ sao bé không lắc, ….); Các thói quen giác quan xã hội: ú òa.

Ø BẮT CHƯỚC CÁC HÀNH ĐỘNG - CHUYỂN ĐỘNG VỀ ĐẦU, MIỆNG, MẶT

-         Nội dung:

  • Bắt chước 6 hành động + 6 chuyển động.
  • Trẻ không thể nhìn thấy bản thân trẻ, khi trẻ thực hiện.
  • Bắt chước hành động: đặt tay lên đầu, vuốt má, sờ tai….
  • Bắt chước chuyển động đầu - miệng - mặt.
  • Chu môi, há miệng, lè lưỡi, liếm môi, phun mưa, làm mặt xấu ...
  • Lắc đầu, gật đầu….

Ø BẮT CHƯỚC ÂM THANH

-         Vỗ tay vào miệng phát ra âm thanh aaaaaa...,

-         Bắt chước một số âm thanh phương tiện giao thông: ô tô (Zìn zìn), tàu hỏa

-         (tu tu), máy bay (ù ù); tiếng kêu con vật.

 

Những ý kiến chia sẻ:

-         Việc bắt chước là để hướng tới phát triển lời nói liên quan đến hành động: việc bắt chước hướng tới hành động chung một cách có ý nghĩa.

-         Để phát triển kỹ năng bắt chước cần:

  • Khi trẻ đang hành động - phát âm: hãy bắt chước trẻ ngay.
  • Thực hiện vài hành động lặp lại một cách nhanh chóng.
  • Tạo được sự chú ý của trẻ: lựa chọn vị trí ngồi, (người lớn và trẻ) ngữ điệu, biểu cảm khuôn mặt.
  • Có thể cần sự nhăc nhở về thể chất.
  • Cung cấp hoạt động mang tính củng cố: cần đảm bảo rằng việc củng cố là
  • mạnh nhất và nhanh nhất (động lực kích thích).

-         Củng cố:

  • Đồ vật, hoạt động trẻ yêu thích nhất.
  • Khen bằng lời.
  • Việc bắt chước lại - sự đáp trả cũng là củng cố hữu ích khi trẻ nhìn người lớn, chờ đợi sự bắt chước – trẻ mong muốn được đáp trả.

-         Bắt chước âm thanh:

  • Các trò chơi giác quan xã hội có cảm xúc là cách tốt nhất thúc đẩy bắt kỳ loại phát âm nào.
  • Trong hoạt động với đồ vật: bắt chước âm thanh, lời nói phải phù hợp với
  • hoạt động (giúp việc phát triển lời nói có ý nghĩa, liên quan đến hành động)
  • Bắt chước lời nói luôn được xây dựng từ những âm thanh đã có.
  • Không nhấn mạnh cách phát âm không rõ ràng.
  • Với trẻ bắt chước lời nói tốt: Cần thúc đẩy sự khởi xướng (dù chỉ 1 từ)

 

Nguyên tắc: Độ dài trung bình lời nói của giáo viên = Độ dài trung bình lời nói của trẻ +1.

 


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ