Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ

Hỗ trợ hành vi tích cực (phần 3)

“Phương pháp tốt nhất là chúng ta cần bắt đầu bằng việc hiểu và làm rõ  bản chất của hành vi thay vì vội vàng sửa chữa hành vi, điều mà chúng ta thường hay làm”

Area Manager, Suffolk Area

 

Xác định hành vi

Có một định nghĩa rõ ràng, chính xác về hành vi là một bước đầu tiên quan trọng trong việc phát triển kế hoạch hỗ trợ hành vi tích cực. Nó giúp chúng ta trở nên khách quan và tránh các ngôn ngữ mang tính phát xét và/hoặc thiên về cảm xúc. Một định nghĩa rõ ràng, không thiên vị cũng đảm bảo tránh các định kiến về nguyên nhân và hậu quả của hành vi.

Một định nghĩa hành vi thách thức tốt đảm bảo yếu tố quan sát được và đo lường được. Nó mô tả hành vi theo khía cạnh bạn có thể nhìn thấy, nghe thấy. Ví dụ, tốt hơn nên nói “la hét và đá đồ đạc” hơn là “tức giận và căm phẫn”, hay tốt hơn nên nói ‘trẻ ngồi trên sàn và liên tục búng ngón tay trước mặt, người lắc lư “thay vì nói “tự kích thích bản thân”.

Chúng tôi sẽ chia sẻ một vài ví dụ về các quy trình hỗ trợ hành vi thách thức. Một mặt dựa trên các ví dụ thực tế, chúng tôi đã thay đổi tên nhân vật để đảm bảo tính bảo mật. Dưới đây là giới thiệu các thông tin chính về Nam 

Tìm hiểu nguyên nhân và cách thức hành vi thách thức xuất hiện.

Hành vi thách thức luôn có một tác dụng đối với người có hành vi. Điều quan trọng là cần phải hiểu mục đích mà hành vi hướng tới để chúng ta có thể phản hồi chúng một cách có tính xây dựng, khiến cho mọi người đều cảm thấy tốt hơn.

 

Chúng ta cần biết về chuỗi của hành vi, hành vi nào có thể dẫn tới hành vi thách thức. Hành vi thách thức không phải tự dưng mà xuất hiện. Luôn có sự liên hệ

Tiền đề:  có thể được phân làm 2 loại:

1 Sự kiện xây dựng nên bối cảnh hành vi: Các yếu tố dài hạn tiềm ẩn: ví dụ như vấn đề sức khỏe, sự thay đổi trong trạng thái cảm xúc, các hoạt động cụ thể, địa điểm, các cá nhân, đồ vật, những sự thay đổi lịch trình.

2 Yếu tố châm ngòi: những điều diễn ra đột xuất trước khi hành vi xuất hiện, ví dụ như nghe thấy một âm thanh đặc biệt, nhìn thấy một người nào đó, trải qua một cơn đau.

Nếu yếu tố châm ngòi xuất hiện khi cá nhân đã từng trải qua một hoặc nhiều hơn một các sự kiện xây dựng nên bối cảnh hành vi, thì hành vi thách thức càng có khả năng sẽ xuất hiện.

Hậu quả là những thứ xảy ra sau khi hành vi xuất hiện. Thường nó là những điều tác động lên con người, tuy nhiên hậu quả còn có thể bao gồm:

-         Những điều bổ sung hay mất đi như giao tiếp, hoạt động hoặc âm thanh.

-         Cách thức người khác phản hồi lại hành vi.

-         Những điều xảy ra ngay lập tức hoặc sau đó.

-         Những thay đổi về mặt cảm xúc

Việc tập hợp các thông tin về tiền đề và hậu quả bao gồm 2 phương pháp trực tiếp và gián tiếp nhằm hiểu được chức năng của hành vi theo góc nhìn của cá nhân có hành vi. 

-         Phương pháp gián tiếp bao gồmviệc hỏi mọi người và xem xét các thông tin có sẵn để đánh giá về môi trường xã hội rộng hơn.

-         Phương pháp trực tiếp bao gồm việc quan sát và ghi chép lại hành vi của cá nhân và các sự kiện diễn ra trong bối cảnh mà hành vì  xuất hiện.

Trong khi các phương pháp gián tiếp cung cấp một lượng lớn các thông tin mô tả, phương pháp trực tiếp củng cố các thông tin về việc điều gì thực chất đã ảnh hưởng đến hành vi. Người thu thập thông tin cần đảm bảo tính khách quan khi ghi chép và báo cáo. Cần có một cái nhìn khách quan, không can thiệp vào các thông tin để phù hợp với các định kiến.

Tất cả các đánh giá cần bao gồm các sự quan sát trực tiếp nhằm tập hợp được các thông  tin về bản chất của hành vi thách thức, bối cảnh mà nó xuất hiện và những phản ứng  mà hành vi này  khơi gợi đối với những người khác. Quan sát trực tiếp giúp chúng ta nhìn nhận sự việc từ góc nhìn cá nhân người có hành vi và giúp chúng ta  kiểm chứng lại thông tin  mà chúng ta thu thập được từ các nguồn khác

Xem xét chi tiết và tổng hợp các thông tin chúng ta đã thu thập theo cách này sẽ giúp chúng ta làm sáng tỏ hoặc ít nhất là đưa ra được những dự đoán về các tiền đề hành vi, hậu quả của hành vi và chức năng của hành vi (như mô tả trong bảng dưới đây) và cung cấp nền tảng vững chắc cho việc phát triển kế hoạch can thiệp hiệu quả, chủ động

Nhận diện chiến lược chủ động và phản hồi

Chúng ta không thể đạt được mục tiêu trị liệu với một phương pháp trị liệu duy nhất. Chúng ta cần một kế hoạch với nhiều thành phần. Quản lý hành vi tích cực yêu cầu là, ngoài việc phản hồi để quản lý hành vi thách thức khi chúng xuất hiện (chiến lược phản hồi), chúng ta đồng thời phải phát triển và đưa ra một phương pháp thúc đẩy sự thay đổi theo thời gian (chiến lược chủ động).

Thực hiện chiến lược phản hồi là rất quan trọng để đảm bảo sự an toàn của cá nhân có hành vi và người khác, nhưng phương pháp này không thể giúp cải thiện hành vi theo thời gian. Chỉ khi việc thực hiện chiến lược chủ động, chúng ta mới có thể cải thiện được chất lượng cuộc sống của cá nhân có hành vi và nhu cầu của họ liên quan đến hành vi.

Điều quan trọng là cần nhìn nhận thực tế về những thay đổi bạn cần làm và ghi nhớ rằng trong khi một số chiến lược chủ động có thể có các ảnh hưởng tức thì, một số chiến lược lại cần thời gian dài hơn. Khi những lợi ích xuất hiện từ từ, chúng ta cần tăng cường chiến lược phản hồi để giúp chúng ta đối mặt với các hành vi kịp thời.

Đôi khi cùng một hành vi nhưng lại có các chức năng khác nhau trong các bối cảnh khác nhau, điều đó có nghĩa là kế hoạch của chúng ta cần phải có các chiến lược thay thế để phù hợp.

Khi mọt người có hành vi thách thức, khả năng củng cố hành vi đó thông qua việc đưa chúng thứ chúng muốn sẽ được giảm thiểu đáng kể khi chúng ta kết hợp chiến lược phản hồi và chiến lược chủ động – và chúng có thể là điều tốt nhất, chúng ta có thể làm để giúp trẻ bình tĩnh lại nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng khi chiến lược chủ động là toàn diện và được sử dụng nhất quán

Sử dụng ví dụ về chiến lược can thiệp cho Nam, chúng ta có thể sẽ lo lắng rằng phản hồi lại hành vi la hét, dậm chân của cô bằng cách thay đổi cách chúng ta triển khai hoạt động sẽ củng cố hành vi thách thức: “mỗi khi bạn giậm chân và la hét khi chúng ta thực hiện một hoạt động nào đó cùng nhau, tôi sẽ thay đổi cách chúng ta thực hiện hoạt động đó”.

Nam sẽ có khả năng cao chọn cách mà tỏ ra hiệu quả thường xuyên hơn 

Nếu chúng ta chỉ giao tiếp với Nam về việc chúng ta sẽ tiến hành hoạt động ra sao với cậu ấy trong thời điểm cậu ấy đang la hét và giậm chân, chúng ta sẽ lo lắng rằng chúng ta đang củng cố hành vi đó. Nhưng không phải vậy Nam sẽ có thể hành động theo cách này thêm vài lần nữa trong ngày, nhưng trong chiến lược chủ động của chúng ta, chúng ta có nhiều cơ hội hơn để đàm phán với cậu ấy về cách thức thực hiện hoạt động hay nhiệm vụ (ví dụ như khi chúng ta viết ra bảng hoạt động của Nam cùng với cậu ấy, khi chúng ta nhắc lại nó và khi chúng ta trả lời các câu hỏi của cậu ấy về việc tại sao cậu ấy lại lo lắng).

Do đó, nhiều lần trong ngày, Nam sẽ nhận thấy rằng tiến hành các hoạt động theo cách phù hợp với cậu cũng đơn giản (ví dụ như sử dụng bảng hoạt động) và chỉ vài lần trong ngày mới xuất hiện rủi ro rằng cô giậm chân và la hét để đạt được  mục đích đó. Bạn sẽ làm gì trong tình huống này – điều mà chỉ hiệu quả trong vài lần trong ngày hay điều mà  hiệu quả trong nhiều lần trong ngày? Giống như mọi người

Miễn là chúng ta có kế hoạch chủ động thay thế và miễn là mọi người tuân thủ nó, chúng ta sẽ không cần phải lo lắng rằng chiến lược phản hồi của chúng ta sẽ củng cố hành vi thách thức trong cơn khủng hoảng

     Chiến lược chủ động:

      Một loạt sự thay đổi chúng ta có thể tạo đối với môi trường xung quanh cá nhân có nhu cầu đặc biệt, trong thái độ của những người xung quanh và trong các tình huống rủi ro để giảm thiểu nhu cầu xuất hiện hành vi thách thức.

  • Tạo cho mọi hoạt động đều dễ hiểu hơn đối với người có nhu cầu đặc biệt
  • Dạy cho cá nhân đó cách khác để đạt được điều họ muốn
  • Tăng cường một loạt các hành vi và tương tác đối với cá nhân đó
  • Thay đổi cách chúng ta gợi ý họ tham gia vào hoạt động
  • Cố gắng nắm bắt được tín hiệu của sự lo lắng tốt hơn. 
 
      Chiến lược phản hồi:

      Điều mà chúng ta cần làm để quản lý hành vi khi chúng xuất hiện là giữ cho mọi người được an toàn và giúp cho cá nhân có hành vi sớm bình tĩnh trở lại càng nhanh càng tốt. Điều này có thể bao gồm:

  • Làm xao lãng
  • Giảm đi sự mong đợi
  • Sử dụng can thiệp thể chất có sự đồng thuận
  • Làm yên lòng

 

Viết và thảo luận về kế hoạch

Mọi người có liên quan đến các nhân có nhu cầu đặc biệt cần được tư vấn, tuy nhiên những người trực tiếp chăm sóc hỗ trợ người có nhu cầu đặc biệt chính là những người chủ yếu phải đối mặt với các hành vi thách thức. Do đó, các chiến lược phản hồi cần được viết ra theo cách thức dễ dàng áp dụng nhất và tránh sử dụng các cách thức diến đạt khó hiểu, ẩn ngữ và cần liên quan trực tiếp đến các tình huống thực tế đáng quan tâm. Ngay cả các kế hoạch can thiệp tốt nhất cũng có thể thất bại nếu chúng ta không chỉ ra được các kỹ năng và nhu cầu cần thiết đối với một các nhân hỗ trợ người có nhu cầu đặc biệt hoặc nếu chúng ta có sự kỳ vọng không phù hợp về những việc có thể làm trong bối cảnh thực tế.

Tuy nhiên, chỉ riêng việc viết ra kế hoạch là chưa đủ. Một loạt các phương pháp khác nhau bao gồm nhập vai, thảo luận từng bối cảnh và làm mẫu sẽ được sử dụng để đảm bảo rằng mọi người hiểu rõ và tự tin để triển khai dự

Các kế hoạch được xây dựng trong một khoảng thời gian và cân được xem xét, cập nhật khi chúng ta hiểu thêm về cá nhân có nhu cầu đặc biệt cũng như cách thức để cải thiện sự hỗ trợ. Các chiến lược hiện tại và các công cụ ghi chép nên được lưu trữ tại các nơi mà chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận và dễ dàng cho các giáo viên có thể sử dụng khi cần

Triển khai thực hiện theo kế hoạch

Có được kế hoạch hỗ trợ, can thiệp là vô cùng cần thiết, nhưng cuộc sống của cá nhân cần hỗ trợ chỉ có thể thay đổi khi chúng ta sử dụng nhất quán các chiến lược mà chúng ta xây dựng. Việc triển khai thành công kế hoạch can thiệp chỉ khả quan khi những mâu thuẫn, những khác biệt về kỹ năng và thiếu sự tự tin trong đội ngũ giáo viên, trị liệu viên được giải quyết.

Việc hướng dẫn đào tạo thực hành, bao gồm làm mẫu, hướng dẫn, quan sát và phản hồi đóng vai trò quan trọng việc thực hiện thành công kế hoạch can thiệp, đảm bảo cung cấp sự hỗ trợ nhất quán, tăng cường kỹ năng và sự tự tin của giáo viên. 

Có được kế hoạch hỗ trợ, can thiệp là vô cùng cần thiết, nhưng cuộc sống của cá nhân cần hỗ trợ chỉ có thể thay đổi khi chúng ta sử dụng nhất quán các chiến lược mà chúng ta xây dựng  

“Chúng tôi thấy rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến các hành vi thách thức có liên quan đến cách thức mà giáo viên hỗ trợ người có nhu cầu đặc biệt. Trong khi chúng ta có các hướng dẫn hỗ trợ hành vi, mỗi thành viên trong tổ can thiệp tiến hành theo những cách khác nhau, gây khó hiểu cho người được can thiệp cũng như đưa ra sự hỗ trợ không nhất quán. Chúng tôi gặp gỡ và trao đổi trong nhóm khi cần thiết để tăng cường chất lượng can thiệp và cập nhật các kế hoạch. Điều này sẽ thúc đẩy tạo ra môi trường làm việc tốt và giúp cho người được can thiệp sẽ có ít hành vi thách thức hơn, và có thể làm được nhiều điều hơn cho bản thân họ.

Service Manager, Co Durham
 

Xem xét

Sự thành công của một kế hoạch trị liệu được đo lường thông qua việc kế hoạch giúp giảm thiểu hành vi thách thức nhanh đến đâu và mất bao lâu. Hỗ trợ hành vi tích cực yêu cầu chúng tôi xem xét kỹ hơn để biết được ảnh hưởng của phương thức can thiệp của chúng ta đối với chất lượng trải nghiệm hàng ngày của cá nhân cần trị liệu và tính hiệu quả của những hỗ trợ mà họ nhận được, những thay đổi trong thái độ đối với  cá nhân cần trị liệu và hành vi của họ sau một quãng thời gian.

Do đó, chúng ta cần phát triển các công cụ kiểm soát giúp chúng ta đánh giá, ghi chép các kết quả khác nhau từ các khía cạnh khác nhau.

Cách tốt nhất để làm là nghĩ về những thay đổi mà bạn hi vọng đạt được trong quá trình trị liệu và nhận diện các công cụ đã có sẵn hoặc cần phát triển để tập hợp được các thông tin có liên quan mà không cần nhiều giấy tờ.

Đó có thể là các công cụ mà chúng ta thường sử dụng ví dụ như  sổ nhật ký học tập,   ghi chép về các thay đổi  trong kế hoạch trị liệu. Đó cũng có thể là các công cụ  chúng ta đã sử dụng trong quá trình đánh giá: ví dụ như bảng kiểm hành vi, form ABC, bản phỏng vấn với giáo viên và những người khác,. Chúng ta nên kiểm tra xem chúng ta có thể sử dụng  được  những  công cụ này để kiểm soát  và đánh giá hiệu quả trị liệu  hay không trước khi đưa ra một cách thức, công cụ mới.

Điều quan trọng nhất bạn có thể làm là đảm bảo rằng các thông tin được ghi chép để đánh giá tính hiệu quả của quá trình trị liệu thường xuyên được đối chiếu, phân tích và có phản hồi đối với những người có liên quan. Điều này không chỉ đảm bảo rằng chúng ta hiểu rõ hơn về chức năng của hành vi và hiệu quả của quá trình trị liệu mà còn thể hiện đối với giáo viên rằng việc ghi chép chính xác là vô cùng cần thiết và quan trọng.

Việc đối chiếu và so sánh cần được phân công rõ ràng ngay từ đầu. Chúng ta cần phân công rõ ai sẽ làm công việc này và làm thế nào, khi nào cần hoàn thành.

Điều quan trọng cần lưu ý là việc xem xét đánh giá có thể sẽ bộc lộ các yếu điểm trong kế hoạch can thiệp mà cần phải được giải quyết. Trong bất kỳ trường hợp nào, việc đánh giá xem xét là tiền đề để đưa ra sự điều chỉnh về các chiến lược can thiệp dựa trên các trải nghiệm thực tế của việc triển khai các chiến lược này


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ