Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ

Hành vi thách thức

 1. Thế nào là hành vi thách thức?

Thật khó để đưa ra một định nghĩa rõ ràng về hành vi thách thức. Với mỗi người nó lại mang một vẻ khác nhau. Một số người gặp vấn đề về trẻ của mình là hay la hét, nô nghịch suốt ngày, nhưng một số người khác lại cho rằng việc chạy xung quanh ghế cũng đã khó giải quyết rồi. Chúng ta phải luôn tự hỏi bản thân mình xem vì sao hành vi đó lại là thách thức và thách thức đối với ai. Chúng ta có thể đặt vào một tình huống thực tế hơn. Đối với trẻ, đặc biệt là những trẻ gặp khó khăn về học, chúng ta không thể mong đợi chúng ngồi yên cả ngày và tập trung chú ý. Hiểu biết và sự phát triển của trẻ rất cần thiết để xác định xem đâu là hành vi thách thức và đâu không phải là hành vi thách thức.
Nhìn chung, chúng ta có thể nói về hành vi thách thức ở một số điểm sau:
- Tự gây tổn thương bản thân mình.
- Gây tổn thương cho người khác.
- Phá hoại các thứ xung quanh.
- Khó học những kỹ năng mới.
- Cô lập với xã hội.
Hành vi thách thức có thể xảy ra ở nhiều hình thức khác nhau. Sau đây là một vài ví dụ:
- Bạo lực: đá, đánh, cắn.
- La hét, xấc xược.
- Tự gây tổn thương: đập đầu, tự cắn, cấu mình.
- Cáu giận.
- Các hành vi khác: chạy lung tung, đung đưa di chuyển một cách rập khuôn.
Danh sách này là vô tận. Hành vi thách thức thường gây sức ép rất lớn cho giáo viên và phụ huynh. Nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của đứa trẻ và những người có liên quan. Khó khăn là không phải dễ mà tìm được những giải pháp hay công cụ để giải quyết vấn đề cho tất cả các trẻ. Hành vi thách thức rất phức tạp. Không một trẻ nào, giáo viên nào, phụ huynh nào hay ngữ cảnh nào lại hoàn toàn giống nhau cả. Chúng ta cần phải luôn luôn tìm kiếm các chiến lược sao cho phù hợp với tình huống cụ thể. Trước khi can thiệp, chúng ta cần phải có đủ thời gian để tìm ra được hành vi thách thức thực chất là gì, nó đáp ứng chức năng gì của trẻ, trong trường hợp như thế nào thì hay xảy ra và điều gì gây ra hành vi bột phát ở trẻ. Một bản đánh giá kỹ lưỡng và sáng suốt sẽ giúp tìm ra được chiến lược thích hợp để giải quyết hành vi thách thức. Thậm chí ngay cả khi chúng ta dành nhiều thời gian để tìm hiểu ngữ cảnh của hành vi thách thức thì cũng không đảm bảo được là cách tiếp cận mà chúng ta sử dụng sẽ thành công. Trong trường hợp đó, chúng ta sẽ phải bắt đầu lại quá trình một lần nữa. Đó sẽ là một quá trình lâu dài và vất vả nhưng cũng đáng để chúng ta làm. Chúng ta có thể biến đổi những hành vi thách thức thành một hành vi có thể chấp nhận và phù hợp với xã hội hơn. Điều này có tác động to lớn đến chất lượng cuộc sống của rất nhiều người.

2. Vì sao trẻ lại có hành vi thách thức?

Trước khi chúng ta xem xét một số nguyên nhân cụ thể vì sao trẻ lại có hành vi thách thức thì điều quan trọng là phải hiểu được rằng đó cũng là một hình thức giao tiếp. Tất cả mọi hành vi, dù là phù hợp hay không phù hợp đều phục vụ một chức năng nào đó của trẻ. Trẻ không chỉ có hành vi thách thức vì nó bị làm phiền. Bất cứ khi nào chúng ta đương đầu với hành vi thách thức thì người lớn (giáo viên và phụ huynh) phải cố gắng tìm ra xem trẻ muốn thể hiện điều gì qua hình thức giao tiếp đó.

2.1 Những nguyên nhân y học:

Có rất nhiều nguyên nhân về thể chất hoặc điều kiện sức khoẻ có thể dẫn đến hành vi thách thức. Những trạng thái thường gặp như: viêm tai, táo bón, viêm đường tiết niệu, đau răng có thể đều là nguyên nhân hoặc góp phần gây ra hành vi thách thức.
Ví dụ:
- Một đứa trẻ ngoáy tai liên tục vì bị viêm tai.
- Một đứa trẻ đập đầu vào bàn để cố gắng thay thế cơn đau răng của mình.
- Một đứa trẻ chọc vào mắt vì có khiếm khuyết về thị giác và có thể tạo ra sự kích thích về thị giác khi làm điều này.
Trong tất cả những ví dụ này trẻ đều không có ngôn ngữ nói hoặc kỹ năng giao tiếp để giải thích xem nó đau cái gì hoặc cái gì gây khó chịu cho nó. Hành vi thách thức ở đây là sự cố gắng của trẻ để giải quyết những tình huống khó khăn theo cách của riêng nó.
Đưa trẻ đi khám để loại hết những nguyên nhân y học gây nên hành vi thách thức có thể giúp ích được rất nhiều.

2.2 Giao tiếp:

Trẻ gặp khó khăn về học có thể gặp khó khăn trong giao tiếp, cả về hiểu người khác và bộc lộ bản thân mình. Giao tiếp là một công cụ quan trọng để điều khiển môi trường xung quanh. Nó giúp chúng ta thể hiện nhu cầu và sự ảnh hưởng từ hành vi của người khác. Khó khăn trong kỹ năng giao tiếp có thể gây sự thất vọng cho trẻ và điều này có thể dẫn đến hành vi thách thức. Nếu hành vi này có hiệu quả đối với đứa trẻ là nó có được thứ nó muốn thì rất có thể hành vi đó sẽ lặp lại trong tương lai.

2.2.1 Khó khăn về nhận thức:

Trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu được người khác đang nói cái gì. Thông thường kỹ năng hiểu của trẻ được đánh giá quá cao. Chúng ta lầm tưởng rằng trẻ hiểu nhiều hơn là những gì chúng làm. Điều này gây nên sự nhầm lẫn. Trẻ không hiểu được yêu cầu từ người khác hoặc chúng tiếp nhận thông tin sai. Sự sai lệch này dẫn đến hành vi thách thức.
Trẻ gặp khó khăn với các khái niệm trừu tượng, câu phủ định và khái niệm thời gian. Điều này có thể dẫn tới nhầm lẫn và không hiểu được ý nghĩa thông tin.
Ví dụ:
Người mẹ nói: “Chúng ta sẽ không đi bằng xe máy”, cậu bé không hiểu từ “không”, và nghĩ là “Chúng ta sẽ đi bằng xe máy”. Sau đó, hoá ra là mẹ và cậu bé đi bộ, cậu bé thấy thất vọng. Sẽ tốt hơn nếu người mẹ nói là “Chúng ta sẽ đi bộ”.
Đối với nhiều trẻ, chúng gặp khó khăn trước một lượng từ nhiều. Trẻ thường chỉ hiểu những từ chính. Cấu trúc thông tin cần phải càng đơn giản càng tốt.
Ví dụ:
Giáo viên nói: “Con có thể uống nước sau khi đã thu dọn đồ chơi”. Cô bé hiểu là: “Tôi được uống trước, sau đó mới dọn đồ chơi”, hoặc chỉ nghe phần đầu tiên: “Tôi uống nước”, và quên đi phần thứ 2 của câu. Cô bé trở nên thất vọng khi thấy là mình không được uống nước ngay.
Khó khăn trong nhận thức có thể trở nên tồi tệ hơn khi đứa trẻ gặp khiếm khuyết về thính giác. Vấn đề thính giác thường gặp ở trẻ gặp khó khăn về học tập. Điều quan trọng là phải kiểm tra thính giác của trẻ định kỳ và đưa ra công cụ hỗ trợ nghe phù hợp nếu cần thiết.

2.2.2 Khó khăn trong truyền đạt thông tin:
Trong nhiều trường hợp trẻ có thể gặp khó khăn trong khi truyền đạt thông tin hoặc bộc lộ bản thân. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc khớp các từ lại hay có dấu hiệu rõ ràng. Trẻ cũng có thể thiếu lượng từ phù hợp để truyền đạt thông tin hoặc có thể dùng từ đúng nhưng sắp xếp sai trật tự.
Trẻ có thể sẽ rất căng thẳng và thất vọng nếu chúng không thể diễn đạt được bản thân chúng thật sự muốn nói gì. Điều này có thể gây ra những vấn đề riêng với từng loại thông tin cụ thể. VD: Sự thể hiện chúng không hiểu thông tin từ người khác, sự diễn đạt cái mình thích hơn hay cho người khác biết cảm giác của mình. Điều này có thể là trẻ rất thất vọng và dẫn đến hành vi thách thức. Khi hành vi thách thức thu được thành công nào đó (trẻ có được thứ nó muốn), thì hành vi đó có thể lại xảy ra trong tương lai.
Ví dụ:
Một đứa trẻ không thể nói cho giáo viên là nó đang khát nước. Cậu bé cảm thấy thất vọng và bắt đầu la hét. Giáo viên cố gắng thử bất cứ thứ gì để cho trẻ không la hét nữa và cuối cùng cô ấy đưa cho đứa trẻ một cốc nước. Đứa trẻ đã học được cách nếu nó la hét, nó sẽ có được thứ nó muốn, và giáo viên đã học được cách nếu trẻ được uống nước, nó sẽ thôi la hét. Và điều này có thể thường xuyên lặp lại trong tương lai.

2.3 Chức năng của hành vi thách thức:

2.3.1 Hành vi thách thức xã hội và phi xã hội thúc đẩy:

Hành vi thách thức đòi hỏi phải có sự sắp xếp của người khác là hành vi do xã hội thúc đẩy. Đứa trẻ có thể có hành vi thách thức để có được sự quan tâm chú ý, có được đồ chơi hay trò chơi, hoặc để giải thoát hay tránh những tình huống gây khó chịu.
VD:
- Một đứa trẻ không thể diễn đạt nhu cầu của nó là muốn hoà vào các bạn ở dưới sân chơi. Nó la hét cho đến khi giáo viên đưa nó ra sân chơi.
- Một đứa trẻ khác bắt đầu ném các đồ vật lung tung thể hiện rằng nó không muốn tiếp tục trò chơi đó nữa.
Một đứa trẻ có hành vi thách thức phi xã hội thúc đẩy sẽ không có được sự sắp xếp từ phía những người khác. Hành vi của nó có thể có chức năng biểu đạt điều gì đó hoặc giải thoát khỏi sự kích thích bên trong. Hành vi đó không cần tương tác với người khác.
Ví dụ:
- Một đứa trẻ đập đầu vào bàn để giải thoát khỏi cơn đau tai.
- Một đứa trẻ có thể thích cảm giác lắc lư người từ trước ra sau và ngược lại.
- Một đứa trẻ thích gây tiếng ồn lớn và đập các thứ vào bàn.
Hành vi phi xã hội thúc đẩy có thể biến đổi thành hành vi xã hội thúc đẩy.
VD:
Một đứa trẻ đập đầu vào bàn để cố thoát khỏi cơn đau tai. Người mẹ cố gắng dừng nó lại bằng cách xoa nhẹ đầu nó và đưa cho nó một món đồ chơi. Người mẹ lo lắng và đưa đứa trẻ đi khám. Bác sĩ phát hiện ra rằng đứa trẻ bị viêm tai. Bằng một số biện pháp y tế đã giúp trẻ giải thoát khỏi cơn đau tai, nhưng đứa trẻ vẫn đập đầu vào bàn. Đứa trẻ đã học được là hành vi đó không chỉ hiệu quả để giải thoát khỏi cơn đau mà còn thu hút được sự quan tâm chú ý của người mẹ và có được những đồ chơi yêu thích.

2.3.2 Giác quan:

Một số hành vi là do tự phát hoặc tự kích thích bên trong. Những gì xảy ra xung quanh đứa trẻ (bên ngoài) không quan trọng bằng những gì xảy ra bên trong đứa trẻ.
Một đứa trẻ có thể có hành vi theo cách riêng biệt vì:
- Giác quan (cảm giác lắc lư người từ trước ra sau và ngược lại).
- Bị kích thích (biểu hiện của những gì xảy ra khi vỗ tay trước ánh đèn).
- Hoặc vì những âm thanh phát ra (âm thanh của tiếng nghiến răng).
Đối với những người khác thì hành vi này có vẻ là vô ích, gây khó chịu hoặc căng thẳng. Tuy nhiên, đối với đứa trẻ thì nó lại phục vụ chức năng là giải quyết cảm giác buồn chán hoặc lo lắng.

2.3.3 Sự giải thoát:

Một số trẻ không thích tập trung chú ý và có thể thích ở một mình. Chúng có thể thể hiện một số hành vi thách thức để tránh tập trung chú ý hoặc tránh những tình huống, những trò chơi mà chúng không thích.
VD:
- Một đứa trẻ không thích các hoạt động nhóm. Nó đánh những trẻ ở gần nó cho đến khi giáo viên đưa nó đến một góc yên tĩnh.
- Một đứa trẻ không muốn giúp dọn dẹp phòng học. Nó bắt đầu la hét cho đến khi giáo viên cho phép nó làm những thứ khác.

2.3.4 Quan tâm chú ý:

Tất cả chúng ta đều muốn có sự quan tâm chú ý từ người khác và điều này không có gì là sai cả. Trẻ không có các kỹ năng giao tiếp phù hợp để yêu cầu điều đó theo cách được chấp nhận. Vì sự thất vọng và buồn chán mà đứa trẻ có hành vi thách thức cho đến khi nó có được sự quan tâm chú ý mà nó muốn (thậm chí là sự chú ý tiêu cực). Đứa trẻ học được cách là khi nó có hành vi thách thức sẽ thu được hiệu quả là có được sự quan tâm chú ý.

2.3.5 Các đồ vật:

Nhu cầu về các thứ như: đồ ăn, đồ chơi, trò chơi, ... kích thích được những hành vi cụ thể. Nhu cầu này không có gì là sai trái. Tại một tình huống cụ thể nào đó, tất cả chúng ta đều có nhu cầu về đồ ăn, thức uống, đồ chơi và các hoạt động. Tuy nhiên một số trẻ có thể không có được các kỹ năng giao tiếp thích hợp để yêu cầu những thứ này theo cách được chấp nhận và thể hiện hành vi thách thức để có được những thứ này bằng mọi cách.

3. Biến đổi hành vi:

Trước khi chúng ta xem xét một số biện pháp can thiệp cho những hành vi thách thức thì tốt hơn trước hết phải biết xem trẻ học theo cách nào. Điều này sẽ giúp bạn hiểu được vì sao bạn có thể sử dụng những phương pháp can thiệp cụ thể và cách bạn có thể áp dụng.
Có rất nhiều cách học khác nhau. ở đây chúng tôi chủ yếu tập trung vào sự biến đổi hành vi vì điều này liên quan mật thiết đến hành vi thách thức.

3.1 Thế nào là biến đổi hành vi?

Biến đổi hành vi là một học thuật nghiên cứu cách thức mọi người học. Có rất nhiều bản nghiên cứu về cách học.
Các nguyên tắc cơ bản của biến đổi hành vi là:
- Tất cả các hành vi, phù hợp hay không phù hợp, đều phải học.
- Hành vi được kiểm soát từ tiền tố – những gì xảy ra trước hành vi đó và kết quả sau khi xảy ra hành vi đó.
- Tiền tố và cách đáp ứng có thể thay đổi dựa trên sự tăng hay giảm sự thích hợp mà hành vi đó có thể lại xảy ra trong tương lai.
Biến đổi hành vi nhằm mục tiêu điều khiển tiền tố và cách đáp ứng để tăng các hành vi phù hợp và giảm những hành vi không phù hợp.
Khi bạn muốn giảm hành vi không phù hợp, điều này có thể được thay thế bằng cái mới – các kỹ năng phù hợp hơn.

Sơ đồ biến đổi hành vi:

 Tiền tố  Hành vi                      

 Đáp ứng

kết quả trong tương lai  
Trẻ khát nước                         Trẻ làm một số dấu  hiệu để đòi uống Đưa ra một số đồ vật tích cực Có vẻ như hành vi (la hét khi khát) sẽ xảy ra tiếp trong tương lai)
Trẻ khát nước Trẻ làm một số dấu hiệu để đòi uống Đưa ra một số đồ vật tiêu cực Có vẻ như hành vi này trong tương lai sẽ giảm đi. 
Trẻ khát nước Trẻ làm một số dấu hiệu để đòi uống Mang một số đồ vật tích cực đi Có vẻ như những hành vi đó trong tương lai sẽ tăng lên 
Trẻ khát nước Trẻ làm một số dấu hiệu để đòi uống Mang một số đồ vật tiêu cực đi  Có vẻ như hành vi đó trong tương lai sẽ giảm đi 
Trẻ khát nước Trẻ làm một số dấu hiệu để đòi uống Lờ đi  Lúc đầu hành vi sẽ tăng lên và sau đó giảm dần đi

Phần thưởng: đưa vài thứ gì đó tích cực hoặc mang một số thứ tiêu cực đi thì sẽ tốt hơn nhiều so với việc trừng phạt trẻ hay đưa đến một số thứ tiêu cực và mang những thứ tích cực đi. Chúng ta luôn luôn muốn sử dụng phép biến đổi hành vi tích cực, phần thưởng. Cố gắng càng giảm bớt sự trừng phạt càng tốt vì:

- Nó không có hiệu quả như phần thưởng.
- Luôn luôn có mạo hiểm khi tạo ra một vòng tròn tiêu cực khi ép buộc trẻ.
- Có sự rủi ro khi giáo viên và phụ huynh sử dụng biện pháp trừng phạt hoặc thái độ tiêu cực.
Cố gắng sử dụng biện pháp khen thưởng và các hành vi phù hợp thay cho sự trừng phạt hoặc những hành vi không phù hợp.

3.2 Khi nào thì có thể áp dụng phương pháp biến đổi hành vi?

Trước khi bạn sử dụng kỹ thuật biến đổi hành vi thì có một số điều cần phải xem xét. Điều này cần có sự tham gia của tất cả mọi người: giáo viên, phụ huynh, các thành viên khác của gia đình cũng như các giáo viên khác ở trường.
- Xem xét xem liệu có thực sự là hành vi thách thức không.
Như chúng ta đã thấy ở trên, có rất nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng đến trẻ: Điều kiện y tế, những khó khăn trong giao tiếp hoặc sự khác biệt văn hoá. Các vấn đề có thể được giải quyết bằng phương pháp kiểm tra y tế và các biện pháp can thiệp hay bằng cách tìm hiểu xem trẻ dùng những ký hiệu hoặc hình ảnh để diễn đạt nhu cầu và cảm giác của mình.
- Làm bài đánh giá chức năng (xem thêm) để xác định xem tiền tố và cách đáp ứng của những hành vi đó và chức năng của nó là gì.
- Xác định xem biện pháp can thiệp đó đã hợp lý hay chưa. Một học sinh gõ bút chì có thể gây khó chịu cho giáo viên. Một đứa trẻ gõ bút chì liên tục xuống bàn sẽ gây khó chịu cho giáo viên nhưng vẫn chưa thể sắp xếp một biện pháp can thiệp. Để quyết định xem có cần thiết phải có một biện pháp can thiệp hay không thì phải xem xét đến cường độ và tần suất của hành vi. Cũng phải cố gắng tìm ra cách đáp ứng đối với hành vi đó là gì. Liệu cách đáp ứng đó có gây hại cho trẻ, cho những người và cho môi trường xung quanh không? Liệu có nên cách ly trẻ hay dừng không cho trẻ học những điều mới mẻ không?

3.3 Các quyết định:

Cuối cùng khi bạn đã quyết định được phương pháp can thiệp biến đổi hành vi thì cần phải chọn ra cách ít làm hạn chế trẻ nhất.
VD:
Nếu đứa trẻ có khả năng phản ứng lại lời khen khi hoàn thành công việc thì không cần phải thiết lập cả một hệ thống phần thưởng.
Đối với một số đứa trẻ, hành vi thách thức là một cách duy nhất mà nó biết để diễn đạt cảm xúc và nhu cầu của mình. Nếu bạn muốn trẻ từ bỏ hành vi đó bạn cần hỗ trợ trẻ một cách khác.
VD:
Đứa trẻ không biết cách thích hợp để yêu cầu được uống nước khi khát. Nếu bạn muốn giảm hành vi thách thức, bạn phải tìm hiểu cách trẻ học khi yêu cầu theo cách phù hợp (chỉ vào tranh, sử dụng từ đơn giản hoặc ký hiệu).
Nên nhớ rằng hành vi được coi là hành vi thách thức thì không chỉ vấn đề bản thân trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ tránh khỏi phương pháp tiêu cực và phản ứng lại các biện pháp can thiệp. Đứa trẻ không cố gắng để kiểm tra hay trả thù bạn, hành động này không phải là cá nhân mà chỉ là đứa trẻ không biết tìm cách để cư xử khi nó muốn thứ gì đó.
Cần tránh không nên xem trẻ như một cái máy để bạn ấn nút vận hành là có thể thay đổi được hành vi. Như lúc đầu chúng ta đã nói, hành vi thách thức rất phức tạp và mất nhiều thời gian để giải quyết hành vi đó. Đừng nghĩ rằng những phần thưởng hoặc những kỹ năng đơn giản có thể ngay lập tức giải quyết được vấn đề. Tất cả các tình huống đều khác nhau và mọi lúc bạn phải đánh giá được và quyết định được phương pháp can thiệp phù hợp. Không có thủ tục nào bạn có thể áp dụng cho tất cả các trẻ.

3.4 Một số ví dụ:

Có rất nhiều các kỹ năng biến đổi hành vi. Một số kỹ thuật được dùng để làm tăng những hành vi tốt và giảm những hành vi không phù hợp.
Các ví dụ về các kỹ thuật để tăng hành vi tích cực:
- Động viên tích cực.
- Làm mẫu.
- Lên chương trình tích cực.
- Làm mô hình.
- Phương pháp đánh dấu phần thưởng.
- Tự kiểm tra.
Các ví dụ về các kỹ thuật để giảm những hành vi tiêu cực:
- Làm mất đi.
- Thúc đẩy những hành vi ngược lại.
- Thư giãn.
- Tự kiểm tra.
- Làm mô hình.

3.4.1 Phương pháp ủng hộ tích cực:

Phương pháp ủng hộ tích cực là một quá trình được biết đến như một “phần thưởng”. Nếu những đồ vật, tình huống hoặc những hoạt động yêu thích được đáp ứng theo hành vi, thì sẽ làm cho hành vi đó có chiều hướng tăng lên trong tương lai. Chúng ta phải cẩn thận với việc này bởi vì điều này đôi khi có thể vừa tăng những hành vi phù hợp và cả hành vi không phù hợp.
VD:
Một đứa trẻ đánh các trẻ khác để thu hút sự quan tâm chú ý của giáo viên. Khi đứa trẻ có đượ sự quan tâm chú ý của giáo viên thì đó là phương pháp ủng hộ tích cực (phần thưởng) cho hành vi của trẻ. Điều này sẽ có thể được lặp lại là nó sẽ đánh trẻ khác để lại thu hút được sự chú ý của giáo viên.

3.4.1.1 Các hình thức ủng hộ khác nhau:

- ủng hộ tự nhiên và trực tiếp:
Kết quả ủng hộ ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi. VD: khi đứa trẻ có phản ứng phù hợp với bạn bè trong các hoạt động nhóm thì nó sẽ được tham dự cùng nhóm đó trong cách hoạt động.
- Các động viên xã hội:
Các động viên này cần sự can thiệp xã hội từ phía giáo viên, phụ huynh, những người lớn khác hoặc bạn bè để diễn đạt yêu cầu và phần thưởng cho hành vi phù hợp. Có thể sử dụng những câu như: “Giỏi quá”, “Rất tốt”, “Con làm rất tốt/ chăm chỉ”, ... viết ngay vào bản hoàn thành công việc của trẻ hoặc giao tiếp phi ngôn ngữ diễn đạt được sự tán thành (Vỗ tay, cười, ....). Điều này rất quan trọng nên càng sử dụng nhiều lời khen càng tốt.
- Các hoạt động thúc đẩy:
Nó cho phép trẻ tham gia vào những hoạt động mà chúng thích (xem TV, chơi Game, đi xe đạp với bố, ....). Những hoạt động như thế là biện pháp thúc đẩy rất hiệu quả.
- Những biện pháp thúc đẩy hữu hình:
Bao gồm những món đồ chơi nhỏ, bóng bay, phần thưởng, ... Chúng ta cần phải cẩn thận với việc lấy đồ ăn làm phần thưởng cho những hành vi tốt. Điều này không tốt cho những trẻ gặp vấn đề về cân nặng và nó có thể làm cho tình hình ăn uống trở nên phức tạp hơn.
- Các biện pháp thúc đẩy sử dụng việc đánh dấu phần thưởng:
Xem mục 3.4.2 Đánh dấu phần thưởng. Đứa trẻ nhận được một điểm đánh dấu phần thường sau mỗi hành vi phù hợp. Điểm đánh dấu đều có giá trị và có thể đổi ra thành những đồ vật và hoạt động yêu thích.
Thông thường bạn sẽ phải bắt đầu với biện pháp thúc đẩy bằng đồ chơi hay hoạt động. Thông thường là đưa ra phương pháp thúc đẩy xã hội cùng với những phương pháp thúc đẩy khác. Trong tương lai, chúng ta có thể thay đổi hình thức khen thưởng theo cách phù hợp hơn và tự nhiên hơn. Chúng ta không thể thưởng đồ chơi hay hoạt động cho trẻ mãi mãi được. Hãy giải thích vì sao bạn đưa ra phần thưởng.

3.4.1.2 Chọn một biện pháp thúc đẩy bằng cách nào?

Sự khác nhau về sở thích giữa từng trẻ là gì? Các biện pháp thúc đẩy sẽ không hiệu quả nếu như trẻ không thích. Những hướng dẫn để chọn các biện pháp thúc đẩy hiệu quả:
- Quan sát trẻ: Những hoạt động nào trẻ hay làm? Đồ chơi nào trẻ hay cầm hoặc hay đòi?
- Hỏi trẻ: Bạn có thể cùng với trẻ lập một danh sách các phần thưởng cho hành vi phù hợp.
- Kiểm soát: Kiểm tra thường xuyên (bằng cách quan sát và thảo luận) để xem xem liệu biện pháp thúc đẩy có còn phát huy tác dụng với đứa trẻ hay không.

3.4.1.3 Cách tiếp nhận hình thức khen thưởng như thế nào?

Có một vài hướng dẫn để tạo cho các biện pháp thúc đẩy thêm hiệu quả:
- Phải cố định, duy trì biện pháp thúc đẩy, bạn phải khuyến khích những hành vi phù hợp bất cứ khi nào nó xảy ra. Điều này sẽ giúp thành lập nên chương trình khen thưởng/ thúc đẩy.
- Việc tiếp nhận khen thưởng cần phải được diễn ra ngay lập tức, nếu không đứa trẻ sẽ không biết vì sao nó được nhận phần thưởng và sẽ không thu được hiệu quả nữa.
- Tất cả những tiến triển trong hành vi cần phải được khen thương, đùng đợi đến khi có hành vi hoàn hảo.
- Cần nghiêm khắc, đừng khen thưởng nếu đứa trẻ không đáp ứng được tiêu chí tối thiểu. Tuy nhiên cũng cần phải thực tế. Đứa trẻ sẽ thất vọng nếu cố gắng cư xử một cách thích hợp nhưng cũng không đáp ứng được tiêu chí để có thể nhận được phần thưởng. Điều này cần phải rõ ràng cho tất cả mọi người về nhu cầu của trẻ để có được phần thưởng.
- Những biện pháp thúc đẩy cần phù hợp với độ tuổi chứ không phải là thưởng cho đứa trẻ trung học những miếng dán khi nó hoàn thành bài tập về nhà.

3.4.2 Phương pháp đánh dấu khen thưởng:

Phương pháp đánh dấu khen thưởng: là những chương trình trong đó (toàn bộ lớp học, một nhóm hay một cá nhân trẻ) có thể có được điểm hoặc hình thức đánh dấu khen thưởng cho những hành vi phù hợp. Sau đó trẻ có thể đổi những điểm đó thành những đồ chơi hoặc những hoạt động yêu thích hoặc những quyền ưu tiên. Lợi ích của hệ thống này tích cực thúc đẩy hành vi phù hợp và loại bỏ hành vi tiêu cực. Có thể là giáo viên hoặc phụ huynh sẽ phải giải quyết hành vi thách thức không được mong đợi. Những phản ứng mà được dẫn đến việc bị phạt, bị la hét, bị đe doạ sẽ không phải là những chiến lược hiệu quả. Ngoài ra, trẻ cũng cần phải hiểu là phương pháp đánh dấu khen thưởng là hình thức thưởng sau. Trẻ phải được đánh dấu ngay sau khi có hành vi phù hợp, nhưng nó phải đợi để đến lúc đổi thành phần thưởng thực sự.

3.2.4.1 Thiết lập phương pháp đánh dấu khen thưởng

Những hướng dẫn để thành lập chương trình đánh dấu khen thưởng:
- Xác định các mục tiêu: mục tiêu của chương trình đánh dấu khen thưởng là để phát triển những hành vi phù hợp và giảm đi những hành vi chưa phù hợp. Các mục tiêu thuộc hành vi (VD: ngồi trên ghế trong suốt giờ Vòng tròn buổi sáng, giơ tay khi muốn nói điều gì đó khi ở trong lớp học, ...) hoặc về học tập (hoàn thành tối thiểu 80% bài tập, học được 30 từ mới, ....). Các mục tiêu cần phải thực tế, và phải bắt đầu với một ít mục tiêu. Nếu có thể kết hợp cả với trẻ khi thiết lập mục tiêu.
- Quyết định xem cần có bao nhiểu điểm đánh dấu khen thưởng với mỗi loại hành vi. Và một lần nữa phải thực tế và đừng chờ đợi đến khi có hành vi hoàn hảo mới thưởng. VD: 2 điểm đánh dấu cho việc ngồi trong suốt giờ Vòng tròn buổi sáng và 1 điểm cho việc ngồi nửa thời gian.
- Quyết định xem khi nào thì có thể đổi những điểm đánh dấu đó thành những đồ chơi hoặc hoạt động yêu thích. Việc này phụ thuộc vào đứa trẻ. Một số trẻ cần làm sau vài giờ, một số khác có thể đợi trong một ngày, thậm chí cả tuần.
- Duy trì việc cho đánh dấu điểm. Việc này có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau, nhưng đứa trẻ phải hiểu nó và có khả năng nắm bắt được xem nó có được bao nhiêu điểm đánh dấu. VD: Có thể dùng một viên đá để đánh dấu. Cho trẻ một cái bát hoặc một cái bình để trẻ giữ những hòn đá. Hoặc có thể dùng những điểm sọc trên giấy để làm điểm đánh dấu phần thưởng. Treo tờ giấy lên một chỗ nào đó sao cho trẻ có thể nhìn thấy rõ ràng.
- Quyết định xem trẻ có thể dùng cái gì để “mua” được điểm đánh dấu phần thưởng. VD: Thực tế là nếu trẻ được chia đều 40 điểm đánh dấu phần thưởng một ngày sẽ tốt hơn là ngay một lúc nó đạt được 30 điểm đánh dấu phần thưởng trong 15 phút xem TV.

3.4.3 Hình thức xếp đặt:

Hình thức xếp đặt là một phương pháp trẻ học cái mới hay hành vi phù hợp. Đầu tiên giáo viên/ phụ huynh thưởng hoặc khích lệ bất kỳ hành vi nào gần đạt tới mục tiêu. Dần dần các điều kiện để đạt được phần thưởng càng trở nên khó hơn.
VD:
Đứa trẻ không tham gia vào Vòng tròn buổi sáng. Lúc bắt đầu các giờ Vòng tròn buổi sáng trẻ đi đến góc lớp để chơi một mìnhl. Khi giáo viên có gắng thúc đẩy trẻ tham gia thì trẻ kêu la, đánh lại và đá lung tung. Cuối cùng, giáo viên bỏ cuộc và đứa trẻ lại vẫn đi vào góc lớp. Hình thức trong tình huống này có thể mang nghĩa là trong bước đầu tiên giáo viên thưởng cho trẻ bất cứ khi nào trẻ nhìn trong Vòng tròn buổi sáng. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi làm thế thì nó cần phải ngồi gần vòng tròn hơn để được thưởng. Sau đó trẻ cần phải ngồi vào vòng tròn. Và cuối cùng nó cần phải tham gia vào Vòng tròn buổi sáng để nhận được phần thưởng. Dần dần bạn có thể mong đợi nhiều hơn, nhiều hơn nữa từ đứa trẻ.
Các bước khác nhau trong chương trình xếp đặt:
- Quyết định mục tiêu hành vi: Bạn mong đợi điều gì ở đứa trẻ khi kết thúc chương trình? Trong ví dụ của chúng ta là việc tham gia Vòng tròn buổi sáng. Phải thực tế với hành vi mà bạn mong muốn được thấy khi đến cuối chương trình. Với nhiều trẻ có thể sẽ chẳng bao giờ theo được bài giảng trong một giờ đồng hồ.
- Nhận thức được mức độ hành vi của trẻ. Trong VD: ngồi góc lớp và chơi một mình.
- Lập danh sách các bước mà đứa trẻ có thể đạt được các kỹ năng/ hành vi khi đến cuối chương trình. Các bước cần phải từng bước theo độ khó tăng dần. Trong VD: 1: xem xét hoạt động, 2: tiến gần đến vòng tròn (nhưng vẫn chưa ngồi trong Vòng tròn buổi sáng), 3: Ngồi vào vòng tròn nhưng không tham gia, 4: Ngồi vào vòng tròn và tham gia.
- Giải thích/ trình bày xem đứa trẻ phải làm gì ở bước đầu tiên để đạt được phần thưởng.
- Một khi đứa trẻ đạt được bước này để chuyển sang bước tiếp theo. Giải thích điều này cho đứa trẻ và trình bày điều mong đợi ngay lúc đó để nhận được phần thưởng.

3.4.4 Làm mẫu

Cách học này dựa trên bản giả định mà chúng ta có được khi quan sát người khác. Vai trò của việc làm mẫu rất quan trọng đối với tất cả mọi người. Làm mẫu nghĩa là một người nhận thức được hành vi cụ thể nào đó với hy vọng là cũng có thể bắt chước được. Mọi người có thể học được những hành vi phù hợp và không phù hợp thông qua làm mẫu. VD: Nếu một cầu thủ bóng đá nổi tiếng có những hành vi quá khích thì cũng khiến cho những người hâm mộ bắt chước theo.
Vai trò của việc làm mẫu cần phải có uy tín và có hiệu quả được với đứa trẻ. Giáo viên là người làm mẫu tốt nhất vì họ là người có uy tín nhất trong lớp học. Các bạn cùng lớp cũng có thể đóng vai trò làm mẫu hiệu quả vì chúng cũng tương tự như đứa trẻ đó. Việc làm mẫu không nhất thiết là trên thực tế. Nó cũng có thể là nhân vật trong truyện hoặc trong chương trình TV, phim hoạt hình hoặc các con rối.
Bất kì dạng hành vi nào cũng có thể được học qua cách này. VD: Các kỹ năng xã hội (nói cảm ơn, giúp đỡ người khác), hoặc hành vi trong lớp học phù hợp (kể chuyện).
Trẻ sẽ dễ dàng học những hành vi không phù hợp từ những người bạn cùng lớp hoặc thậm chí cả từ người lớn. Trẻ có thể bắt chước chửi thề, ném đồ vật, gian lận từ người khác. Vì thế điều quan trọng là tự bản thân bạn phải đóng vai trò làm mẫu khi làm việc hoặc tương tác với trẻ, và đừng cư xử theo cách mà trẻ không được phép làm. VD:
- Đừng làm phiền trẻ hay người lớn nếu bạn muốn họ làm điều gì đó.
- Đừng ăn hay uống trong giờ học trong khi đứa trẻ không được phép làm điều đó.

3.4.5 Thúc đẩy những hành vi ngược lại

Thúc đẩy những hành vi ngược lại là một phương pháp mà trong đó hành vi được tăng lên sẽ ngược lại với hành vi không được mong đợi. Như vậy, cùng lúc trẻ có thể học cách giảm những hành vi không phù hợp và tăng những hành vi phù hợp. Bạn hãy thưởng cho những hành vi tích cực đi ngược với những hành vi không được mong đợi. Đây là kỹ thuật kiểm soát hành vi không mong đợi mà không trực tiếp tập trung vào nó. Theo cách này bạn có thể tránh phương pháp trừng phạt và vẫn duy trì những phương pháp biến đổi hành vi tích cực.
Những ví dụ về những hành vi đối lập nhau:
- Nói to trong lớp ngược lại với giơ tay nhẹ nhàng trước khi nói.
- Đánh các bạn khác ngược lại với chia sẻ/ đưa cho các bạn khác đồ chơi.
- Nói chuyện về những điều kì quái ngược lại với nói chuyện về những sự kiện hiện tại.
- Đánh nhau với các bạn ngược lại với lại chơi cùng các bạn.

4. Đánh giá chức năng của hành vi thách thức:

Như chúng tôi đã đề cập ở trên là hành vi thách thức rất phức tạp. Không có cách giải pháp nào có thể giải quyết tất cả mọi vấn đề của trẻ. Trong mỗi một tình huống chúng ta cần phỉa tìm ra hành vi thách thức thực chất là gì, nó phục vụ chức nào của đứa trẻ, trong những tình huống như thế nào thì nó có vẻ thường xuyên xảy ra hơn và những sự kiện nào có thể bột phát hành vi đó.
Một bản đánh giá chức năng cho hành vi thách thức có thể giúp đưa ra lời giải đáp cho những câu hỏi này. Nó cố gắng tìn ra xu hướng và các mẫu hành vi thách thức để giúp chúng ta hiểu và lựa chọn được biện pháp can thiệp đúng đắn.
Một mẫu đánh giá chức năng bao gồm:
- Một bản xác định hành vi thách thức đã được đánh giá.
Trong bản đánh giá cần thiết phải có một bản miêu tả hành vi rõ ràng và cụ thể. Bản xác định có thể bao gồm một số ví dụ về hành vi. Nó cần phải rất rõ ràng để những người có liên quan biết được hành vi chúng ta đang đánh giá. Thông thường không chỉ có một người đánh giá mà cần một nhóm nhỏ (gồm các giáo viên và phụ huynh). Tất cả mọi người cần phải đánh giá cùng một hành vi tương tự.
- Bản đánh giá tiền sử:
Tiền sử là những gì xảy ra ngay trước hành vi. Nó thường là những sự kiện gây bột phát ra hành vi. Chúng ta cần phải tìm ra những sự kiện nào (con người, hoạt động, cảm xúc, sự vật, ...) để dự đoán những hành vi sẽ xảy ra hoặc không xảy ra.
- Một bản miêu tả chính xác hành vi:
Không giống như trong phần xác định, chúng ta không cần phải miêu ra thứ mà chúng ta đang tìm kiếm chung chung, mà là điều vừa mới xảy ra. Hãy miêu tả thật cụ thể.
- Một bản đánh giá kết quả:
ở đây chúng ta cần một bản miêu tả sự việc vừa xảy ra sau hành vi. Có phải đứa trẻ muốn lấy cái gì và điều đó có thể thúc đẩy nó tiếp tục có hành vi đó trong tương lai? Liệu đứa trẻ có tiếp cận được đồ ăn, thức uống, các hoạt động, con người hay đồ vật không? Hoặc nó có thành công trong việc né tránh các hoạt động, con người hay đồ vật? Liệu các hành vi có phục vụ chức năng nào đó bên trong đứa trẻ không (sự kích thích giác quan)?
Trong tất cả các yếu tố của bản đánh giá chức năng, điều quan trọng là phải cụ thể và càng đưa được nhiều chi tiết càng tốt. Chúng ta càng có nhiều chi tiết thì chúng ta càng có thể hiểu hơn về hành vi và tìm được chiến lược giải quyết thích hợp.
Có 2 cách tiếp cận trong đánh giá chức năng hành vi thách thức. Thông thường cả 2 đều được sử dụng cùng một lúc.
- Tiếp cận gián tiếp: Phương pháp này không dựa trên quan sát trực tiếp hành vi mà trên các cuộc phỏng vấn, bảng câu hỏi, nhật ký theo dõi, các quan sát tổng thể, .... từ phía phụ huynh và các giáo viên.
- Cách tiếp cận trực tiếp, sinh động là quan sát trực tiếp hành vi tự nhiên. Thông thường nó được thực hiện bởi nhiều người và trong nhiều tình huống. VD: Giáo viên điền vào bảng trong giờ học và giờ chơi, phụ huynh điền vào danh sách ở nhà.
Trong quyển sách nhỏ này bạn sẽ điền vào một bảng ABC (Antecedent – Tiền tố, behaviour - hành vi, consequence – Kết quả) mà bạn có thể dùng trong bản đánh giá chức năng. Bảng thứ nhất đưa ra một số hướng dẫn, bảng thứ hai có thể được photo ra và dùng cho các bản quan sát hàng ngày.

Bảng ABC: Các hướng dẫn

Tên trẻ:

Tên người quan sát: 

 Thời gian: 
Xác định hành vi: 
Bạn đánh giá đó là hành vi gì? 
Tiền tố: 
Miêu tả chính xác những gì xảy ra ngay sau hoặc đồng thời với hành vi. Nó có thể giúp giải đáp những câu hỏi sau: 
1. Đứa trẻ đã ở đâu?
2. Đứa trẻ thực sự đã làm gì? 
3. Có ai đó ở xung quanh trẻ không hay nó đang ở một mình? 
4. Có ai yêu cầu trẻ điều gì không? 
5. Đứa trẻ có yêu cầu gì không, hay nó có muốn ăn/ uống gì không? 
6. Đứa trẻ có yêu cầu gì không, hay nó có muốn đồ chơi hay hoạt động cụ thể gì không? 
7. Hoạt động có bị chấm dứt hay bị huỷ bỏ không? 
8. Bạn đang ở đâu và đang làm gì? 
9. Tâm trạng đứa trẻ thế nào? Vui vẻ, buồn bã, giận dữ, lãnh đạm hay căng thẳng? 
10. Đứa trẻ có tỏ vẻ giao tiếp/ truyền đạt điều gì đó qua hành vi không? VD: “Con không muốn”, “Con muốn”, ... 
Hành vi:
Miêu tả chính xác và từng bước một xem điều gì đã xảy ra lúc đó (Không phải miêu tả hành vi chung chung). 
Hình thức đáp ứng: 
Miêu tả chính xác những gì xảy ra ngay sau hành vi. Những câu hỏi sau có thể giúp bạn. 
1. Phản ứng thực sự của bạn trước hành vi đó? Miêu tả từng bước một. 
2. Phản ứng của đứa trẻ trước hành động của bạn? 
3. Có ai khác phản ứng lại hành vi đó không? Họ đã làm gì? 
Hành vi của đứa trẻ có dẫn đến sự việc gì mà trước đây nó chưa từng bao giờ làm? Sự quan tâm chú ý, đồ vật, thức ăn, sự giải thoát khỏi một hoạt động nào đó? 
Chữ ký: 
Bảng ABC: bản quan sát
Tên trẻ: 
Tên người quan sát: 
Thời gian (ngày, giờ): 
Xác định hành vi:

Tiền tố:

 

 

 

 

Hành vi:

 

 

 

 

Kết quả:

 

 

 

 

Chữ ký:

5. Một số chiến lược giải quyết hành vi thách thức:

Lời gợi ý đưa ra trong phần này chỉ là những ví dụ về cách bạn có thể giải quyết với hành vi thách thức. Có rất nhiều phương pháp khác. Những phương pháp đã được trình bày cần phải biến đổi sao cho phù hợp với tình huống cụ thể.


Danh sách các biện pháp can thiệp chủ yếu là gợi ý tưởng giải quyết trong những tình huống rất cụ thể.

5.1 Bảng kiểm tra nhanh:

Nếu chức năng của hành vi là:    Bạn có thể thử những phương pháp can thiệp sau:                                                                                                                  
Giác quan: 
- Những cảm giác bên trong
- Giải thoát khỏi cảm giác bên trong: viêm xoang, đói, đau tai, .... 
- Thay thế cách giao tiếp. 
- Sử dụng những đồ vật yêu thích để lôi cuốn sự tập trung. 

Sự giải thoát: 

Nhiệm vụ khó khăn, thay đổi thói quen, bị làm gián đoạn với những hoạt động yêu thích, tránh sự ôm ấp hoặc sự quan tâm, chú ý...

- Cho chọn lựa. 

- Hợp tác. 
- Thay thế cách giao tiếp. 
- Sắp xếp không gian. 
- Những yêu cầu hay được đưa ra. 
- Những đồ vật yêu thích để lôi cuốn sự tập trung. 
- Động viên cụ thể.                                                                                                                    

Sự quan tâm, chú ý: 
Được ôm ấp, được sự quan tâm chú ý của cha mẹ/ giáo viên, được tương tác với những người khác .....
- Cho chọn lựa. 
- Hợp tác.                                                          
- Thay thế cách giao tiếp. 
- Những đồ vật yêu thích để lôi cuốn sự tập trung. 
- Động viên cụ thể. 
Những đồ vật hữu hình:
Có được đồ ăn, đồ chơi hoặc trò chơi yêu thích.
- Cho chọn lựa. 
- Thay thế cách giao tiếp. 
- Sắp xếp không gian. 
- Những đồ vật yêu thích để lôi cuốn sự tập trung. 
- Động viên cụ thể.

 5.2 Sắp xếp không gian:

Không gian ở lớp và ở nhà có ảnh hưởng đến hành vi của trẻ. Sự sắp xếp môi trường là một quá trình mà chúng ta phải cố gắng tổ chức cho có hệ thống để giúp đứa trẻ tránh hành vi thách thức.

5.2.1 Các vấn đề của việc sắp xếp môi trường:

Có một vài vấn đề cần phải quan tâm khi tổ chức không gian cho trẻ:
- Khía cạnh thể chất:
Bao gồm vật chất (đồ chơi, sách vở, yếu phẩm, ...) và sự sắp xếp những đồ vật này. Chúng ta phải cố gắng tổ chức và sắp xếp để tránh hỗn loạn. Điều này có thể giúp trẻ cảm thấy thoải mái và an toàn. VD:
o Chọn những phòng khác cho các hoạt động khác. Một đứa trẻ nên có chỗ riêng biệt để ngủ, ăn, chơi, làm bài tập, ... Điều này khiến cuộc sống có vẻ dễ đoán được trước hơn và sẽ tránh được những vấn đề hành vi. Nếu không thể cung câp các phòng khác nhau cho các hoạt động khác nhau thì ít nhất cũng sử dụng các góc phòng và làm rõ ràng các góc đó cho từng hoạt động. Sử dụng tranh và màu sắc để tạo sự rõ ràng trong từng góc và cho từng hoạt động.
o Chọn trong lớp các góc khác nhau cho các hoạt động khác nhau. Lấy ví dụ góc riêng cho Vòng tròn buổi sáng, đọc sách, các hoạt động nhóm, ... làm cho các góc đó rõ ràng bằng tranh và màu sắc.
o Luôn luôn để các đồ vật ở một chỗ cố định. Thể hiện bằng các bức ảnh nơi có những quyển sách, búp bê, ... Điều này sẽ giúp trẻ dễ tìm và lựa chọn được đồ mà nó muốn.
- Vấn đề hướng dẫn:
Luôn nhớ rằng trẻ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu bạn và thể hiện bản thân mình. Hãy đưa ra hướng dẫn rõ ràng nhất có thể và sử dụng tranh ảnh để giúp trẻ hiểu điều bạn muốn đồng thời nghĩ về kích cỡ của nhóm. Một vài trẻ có thể thu được hiệu quả hơn trong các nhóm nhỏ, trong khi đó một số trẻ khác lại học được nhiều trong các nhóm lớn. Phải chắc chắn rằng không gian mà bạn sử dụng không quá rộng hoặc quá chật.
- Qui tắc và thói quen:
Thói quen và qui tắc làm cho cuộc sống trở nên dễ đoán hơn và cho trẻ cảm giác an toàn. Tất cả chúng ta đều cần có qui tắc, thói quen và giới hạn, nhưng nó còn đặc biệt quan trọng đối với trẻ gặp khó khăn về học hay trẻ Tự kỷ.
Bạn cần phải nghĩ đến những qui tắc và cơ cấu trong lớp học và cố gắng càng ít thay đổi càng tốt. Tốt hơn chúng ta hay nghĩ về cách học bằng thị giác cho trẻ. Một thời gian biểu hay một vài bức tranh có thể diễn giải những qui tắc giúp bạn và đứa trẻ nhớ được qui tắc và thói quen.

5.2.2 Lợi ích từ việc sắp xếp môi trường:

Sự sắp xếp môi trường xung quanh có thể:
- Giảm khả năng có hành vi thách thức.
- Khuyến khích tham gia vào các hoạt động.
- Tăng cường tương tác xã hội giữa các trẻ.
- Tạo môi trường thoải mái cho trẻ và nhân viên.
- Khuyến khích và tăng cường cảm giác an toàn và tự tin.

5.3 Chiến lược thúc đẩy cụ thể:

Chiến lược này gần giống với phương pháp ủng hộ tích cực (xem mục 3 biến đổi hành vi). Chiến lược này có thể sử dụng cho trẻ có hành vi thách thức để:
- Giải thoát hoặc tránh làm điều gì đó.
- Giành được hoặc duy trì sự quan tâm chú ý.
Chọn các hoạt động có thể gây ra hành vi thách thức. Trước khi bắt đầu hoạt động, chỉ cho trẻ phần thưởng mà nó sẽ được nhân sau khi kết thúc hoạt động mà không có hành vi thách thức. Thể hiện rõ ràng cho trẻ thấy hành vi mà bạn muốn ở trẻ để có thể giành được phần thường.
Mục đích của chiến lược là tăng cường khả năng tham gia và hoạt thành công việc, đồng thời dạy cho trẻ có những hành vi phù hợp hơn. Phần cuối cùng này rất quan trọng vì hành vi thách thức cần phải được thay thế bằng hành vi phù hợp.
Cần phải thực tế với những mong muốn của mình. Phải chắc chắn rằng đứa trẻ có khả năng hoàn thành công việc và đừng mong là trẻ có thể làm trong thời gian dài mà không được nghỉ hay không được thúc đẩy, động viên.

5.4 Lựa chọn:

Đây là chiến lược trẻ sẽ phải chọn một đồ vật hoặc một hoạt động từ 2 hay nhiều lựa chọn. Điều này sẽ giúp trẻ có được nhận thức về điểm mạnh và khả năng kiểm soát. Bản thân việc chọn lựa đã là một động lực thúc đẩy tích cực.
VD:
- Một đứa trẻ thường xuyên khóc khi phải uống thuốc vì nó không thích phải làm điều này. Khi trẻ được chọn lựa là nó muốn uống viên thuốc nào trước, màu đỏ hay màu trắng thì nó sẽ chọn màu đỏ và uống nốt viên còn lại mà không khóc. Sự lựa chọn bản thân nó đã là một phần thưởng cho đứa trẻ.
- Một trẻ khác không tham gia vào bất kì hoạt động gì trong suốt thời gian chơi. Nó luôn đi theo giáo viên và đòi hỏi được quan tâm chú ý. Khi giáo viên cho trẻ chọn lựa giữa chơi búp bê hay đọc sách, cô bé sẽ chọn sách và có hành vi phù hợp trong suốt thời gian còn lại. Trong trường hợp này có thể trẻ có quá nhiều chọn lựa và tốt hơn là phải thu hẹp số lượng lựa chọn đó.
Tất cả trẻ đều có hiệu quả hơn khi được chọn lựa, đặc biệt giúp cho trẻ có hành vi thách thức:
- Giải thoát khỏi các hoạt động.
- Thể hiện nhu cầu được kiểm soát của trẻ.
Một số cách bạn có thể tạo sự chọn lựa:
- Đối với những trẻ gặp khó khăn trong việc có quá nhiều sự lựa chọn hoặc trẻ quá thờ ơ thì hãy giới hạn số lượng lựa chọn.
- Với một số hoạt động, sự chọn lựa có thể giúp trẻ tham gia vào một hoạt động nào đó mà nó không thích.
- Hãy để trẻ chọn giữa 2 việc mà nó không thích, một trong hai lựa chọn ít thích hơn. Bằng cách chọn việc tốt hơn, trẻ có thể tránh phải làm công việc mà nó ghét nhất.
- Khi một việc trẻ không thích có thể chia thành nhiều bước nhỏ, ta có thể đề nghị trẻ chọn lựa xem nó muốn hoàn thành bước nào. Trẻ có thể chọn bước đỡ ghét nhất.

5.5 Sử dụng các đồ vật yêu thích của trẻ để thu hút:

Trong chiến lược này, bạn sẽ cho trẻ xem một hoạt động hoặc một đồ vật mà nó thích trong trường hợp trẻ có hành vi thách thức. Những thứ này sẽ làm xao lãng trẻ khỏi tình huống sẽ có hành vi thách thức.
Điều quan trọng là bạn phải đưa đồ vật đó trước khi hành vi thách thức xảy ra để cố gắng tránh hành vi đó. Nếu bạn đưa món đồ trẻ yêu thích khi nó đã có hành vi thách thức thì điều này chỉ càng như một sự thúc đẩy trẻ tăng các hành vi thách thức trong tương lai.
Chiến lược này có thể dùng cho trẻ có hành vi thách thức để:
- Giải thoát khỏi việc gì đó.
- Tránh một công việc gì.
- Giành lấy hoặc duy trì sự chú ý về mình.

5.6 Chuỗi những yêu cầu khả năng thực thi cao và sự gắn kết

5.6.1 Chuỗi những yêu cầu khả năng thực thi cao:

Đây là một một biện pháp can thiệp trong đó đặt ra một loạt các yêu cầu đơn giản để dễ thu được kết quả hơn là một kết quả điển hình của hành vi thách thức. Nó được dùng để tăng cường sự tham gia của trẻ vào các hoạt động và giảm sự trốn tránh gây nên hành vi thách thức. Phản ứng lại một chuỗi những yêu cầu khả năng thực thi cao sẽ tăng khả năng trẻ phản ứng lại những yêu cầu khả năng thực thi thấp.
- Những yêu cầu khả năng thực thi cao = một lời yêu cầu mà trẻ sẽ có phản ứng đặc trưng, VD: vỗ tay, cho trẻ xem áo, ....
- Yêu cầu khả năng thực thi thấp = một lời yêu cầu mà thông thường sẽ không có sự phản ứng lại hoặc sẽ có hành vi thách thức.
Đưa ra 3 – 5 yêu cầu khả năng thực thi cao trước một yêu cầu khả năng thực thi thấp.

5.6.2 Gắn kết:

Phương pháp này sử dụng một hoạt động hoặc một cuộc đối thoại yêu thích thay cho một chuỗi những yêu cầu khả năng thực thi cao để tăng khả năng trẻ đáp ứng lại trước một yêu cầu khả năng thực thi thấp.
Trẻ và người lớn sẽ tương tác với nhau hoặc tham gia vào một hoạt động yêu thích. Người lớn sẽ gắn kết yêu cầu khả năng thực thi thấp vào một hoạt động yêu thích hoặc sự tương tác đó.
Cả sự gắn kết và chuỗi yêu cầu khả năng thực thi cao được sử dụng với trẻ có hành vi thách thức:
- Giải thoát hoặc trốn tránh khỏi một việc gì đó.
- Giải thoát hoặc trốn tránh sự thay đổi.
5.7 Sự hợp tác:

Sự cộng tác là một chiến lược mà trong đó trách nhiệm đối với hoạt động được chia sẻ giữa một trẻ này với một đứa trẻ khác (bạn học hoặc một người lớn).
VD:
Một đứa trẻ có hành vi thách thức khi có bị yêu cầu dọn dẹp. Trong chiến lược hợp tác, giáo viên không bắt trẻ phải dọn dẹp tất cả mọi thứ. Cô giáo sẽ nói, kiểu như: “Đến lúc dọn dẹp rồi. Con nhặt những khối màu đỏ còn cô sẽ nhặt những khối khác nhé”. Giáo viên và trẻ cùng dọn dẹp. Khi công việc hoàn thành, giáo viên khen thưởng trẻ.
Mục đích của sự hợp tác là tăng khả năng hoàn thành công việc nhanh chóng (Đây cũng là hình thức động viên tích cực).
Nó được dùng cho những trẻ có hành vi thách thức để:
- Có được sự chú ý khi bị yêu cầu làm một việc gì.
- Giải thoát khỏi một hoạt động còn đang dang dở.
- Trốn hoàn thành một việc gì.

5.8 Thay thế hành vi thách thức bằng những hình thức giao tiếp khác.

Nếu chúng ta muốn thay thế hành vi thách thức bằng một hình thức giao tiếp khác, chúng ta phải đồng ý rằng chức năng của hành vi là chấp nhận được, nhưng cách thức thì không. VD: chúng ta có thể đồng ý rằng đứa trẻ muốn nghỉ ngơi, hoặc khát và muốn uống, nhưng chúng ta không thể đồng ý với kiểu trẻ khóc hoặc la hét để có được điều đó.
Hình thức giao tiếp xã hội có thể chấp nhận được là hình thức có chức năng tương tự nhưng hiệu quả và được chấp nhận hơn so với hành vi thách thức.
VD:
Nếu bạn biết trẻ có biểu hiện là nó muốn nghỉ ngơi, điều này tốt hơn là cho trẻ lăn lộn dưới sàn nhà, la hét hoặc đá chân lung tung, và cả hai đều dẫn đến một kết quả tương tự.
Một số hành vi thách thức không thể thay thế được bằng hình thức giao tiếp khác bởi vì chức năng của hành vi đó không phù hợp. VD: một đứa trẻ có hành vi thách thức để không phải uống thuốc, chúng ta không thể thay thế bằng một hình thức giao tiếp khác vì đứa trẻ phải uống thuốc.

5.8.1 Từ chối đáp lại:

Từ chối đáp lại là cách giao tiếp để trốn tránh hoạt động nào đó.
- Giải thoát:
Khi đứa trẻ tham gia vào một hoạt động và muốn lờ công việc đi. Một khi đã có được sự giải thoát thì sẽ có sự liên hệ với sự kiện, trẻ sẽ càng thấy trước hoạt động để trốn tránh công việc đó.
- Trốn tránh:
Để tránh phải liên hệ với một người, một vật hoặc một hoạt động. Đứa trẻ có thể học cách sử dụng ký hiệu, các từ hoặc tranh ảnh để thể hiện là muốn trốn tránh một người, một đồ vật hoặc một hoạt động nào đó.
Tất cả chúng ta thỉnh thoảng cũng không muốn một hoạt động nào đó hoặc tương tác với một ai đó. Đứa trẻ cần phải có khả năng diễn đạt theo cách phù hợp. Đôi khi chúng ta không thể cho phép trẻ trốn tránh hoạt động. Như chúng ta đã thấy ở trên, sẽ không phù hợp nếu ta không cho trẻ uống thuốc.
Trong một số tình huống có thể cho phép trẻ giải thoát hoặc trốn tránh một hoạt động nếu nó yêu cầu một cách thích hợp, và một thời gian sau có thể giới thiệu lại hoạt động đó.

5.8.2 Yêu cầu được nghỉ ngơi:

Yêu cầu được nghỉ ngơi là cách can thiệp cho giao tiếp mà trong đó trẻ đã hoàn thành một lượng công việc và đòi hỏi được nghỉ ngơi. Sau khi nghỉ ngơi trẻ sẽ quay trở lại công việc.
Trẻ học được cách biểu hiện hành vi thách thức để giải thoát hoặc trốn tránh công việc. Hành vi thách thức có thể được thay thế bằng cách sử dụng từ, ký hiệu hoặc tranh ảnh thích hợp.
Chu trình:
- Khuyến khích khi không hành vi thách thức.
Quan sát xem trẻ có thể tham gia trong bao lâu mà không có hành vi thách thức. Xác định xem trẻ có thể làm việc trong bao lâu thì cần nghỉ ngơi và trẻ cần phải có khả năng làm được điều này.
Cho trẻ nghỉ giải lao. Giúp cho việc nghỉ giải lao có hiệu quả hơn thì nên đưa cho trẻ một đồ chơi hoặc một hoạt động mà nó yêu thích trong suốt thời gian nghỉ. Giờ nghỉ có chức năng là khuyến khích trẻ hoàn thành công việc mà không có hành vi thách thức. Hãy giải thích điều này. Nếu đứa trẻ có hành vi thách thức trước giờ nghỉ, thì đừng cho trẻ nghỉ vội mà đợi cho đến khi tình hình lắng xuống.
- Quay trở lại công việc sau giờ nghỉ
Đây là việc khó khăn khi bắt trẻ quay trở lại với công việc sau giờ nghỉ giải lao. Để làm điều này dễ hơn, bạn có thể cho một hoạt động yêu thích của trẻ kết thúc một cách tự nhiên (VD: đọc một cuốn sách).
- Nhắc lại yêu cầu khi được nghỉ giải lao
Khi trẻ đã có thể làm việc trong thời gian ngắn, nghỉ ngơi và quay trở lại công việc mà không có hành vi thách thức thì ta có thể sang bước tiếp theo. Bây giờ sẽ đến lúc trẻ học cách yêu cầu để được nghỉ giải lao. Khi đến giờ nghỉ giải lao, hãy nói cho trẻ là nó phải yêu cầu thì mới được nghỉ, dùng tranh ảnh hoặc ký hiệu (tuỳ thuộc vào đứa trẻ) để được nghỉ. Chỉ được nghỉ khi trẻ làm việc đó. Đầu tiên bạn có thể giúp trẻ bằng cách cầm tay trẻ chạm vào bức tranh hoặc làm ký hiệu.
- Tăng mức độ tham gia:
Phải chắc chắn là trẻ có tranh ngay từ lúc bắt đầu hoạt động. Trách nhiệm của trẻ là phải yêu cầu được nghỉ khi cần thiết. Khuyến khích trẻ kết thúc hoạt động (phải chắc chắn là nó có thể hoàn thành được!) trước khi nghỉ giải lao. ở giữa các hoạt động bạn có thể giải thích cho trẻ rằng bất giờ nó có thể nghỉ ngơi hoặc đợi cho đến khi kết thúc hoạt động. Nếu nó nghỉ luôn thì sẽ không có phần thưởng thêm (đồ vật hay hoạt động yêu thích). Khi trẻ đợi cho đến khi kết thúc hoạt động thì sẽ có phần thưởng thêm. Nếu trẻ muốn nghỉ ngay cũng được, nhưng chỉ được nghỉ mà không có đồ chơi hoặc hoạt động yêu thích.

5.8.3 Yêu cầu kiểm tra công việc:

Yêu cầu kiểm tra công việc là một hình thức can thiệp về giao tiếp mà trong đó trẻ hoàn thành một lượng nhỏ công việc và sau đó hỏi giáo viên kiểm tra. Bằng cách đó trẻ có thể thu hút được sự chú ý của giáo viên.
Nó được dùng với những trẻ:
- Tham gia công việc trong thời gian ngắn sau đó có hành vi thách thức để được giải thoát.
- Có hành vi thách thức để có được sự chú ý khi làm việc.
Làm theo nhiều hơn hoặc ít hơn chu trình đã được miêu tả trước đó:
- Quan sát xem trẻ có thể làm được bao nhiêu việc mà không có hành vi thách thức.
- Động viên trẻ (phải chắc chắn rằng nó có thể làm việc trong thời gian dài mà không có hành vi thách thức) bằng cách chú ý đến trẻ và kiểm soát công việc. Thưởng thêm cho trẻ bằng giờ nghỉ giải lao hoặc những đồ vật/ hoạt động mà nó yêu thích khi nó có thể làm việc cho đến khi bạn kiểm tra mà không có hành vi thách thức).
- Giới thiệu các từ, tranh ảnh hoặc ký hiệu mà bạn muốn trẻ sử dụng trước khi bạn kiểm soát công việc đó.
- Chờ đợi để kiểm soát công việc cho đến khi trẻ sử dụng từ, tranh ảnh hoặc ký hiệu.

5.8.4 Yêu cầu trợ giúp:

Trong quá trình này trẻ học cách thể hiện nhu cầu cần có một người giúp đỡ nó trong khi nó đang làm việc.
Nó có thể dùng để thay để hành vi thách thức để:
- Được hỗ trợ giải thoát.
- Yêu cầu hỗ trợ để có được đồ chơi/ hoạt động yêu thích.
- Đưa ra một công việc khó: Trẻ yêu cầu sự giúp đỡ để chóng kết thúc công việc.
Sử dụng chu trình tương tự như trên, những hỗ trợ thay vì kiểm tra lại công việc và giới thiệu bằng lời, tranh ảnh hay ký hiệu để yêu cầu sự hỗ trợ.

5.8.5 Yêu cầu được chú ý:

Đây là một hình thức can thiệp cho giao tiếp để có được sự gần gũi trong xã hội, hoặc là sự khởi đầu cho một hoạt động giao tiếp khác. Đôi khi nhu cầu chú ý không nhất thiết phải là để mắt tới trẻ mà có thể trẻ cần có người ở bên cạnh nó. Đây là nhu cầu khác biệt cho từng trẻ. Hãy chú ý cẩn thận với việc này! Một số trẻ cần sự chú ý, nhưng không thích người khác đến quá gần.
Chiến lược thay thế hành vi thách thức bằng cách sử dụng từ ngữ, tranh ảnh hoặc ký hiệu phù hợp cho trẻ có hành vi thách thức để giành được và duy trì sự quan tâm chú ý.
Chu trình này tương tự như những chu trình đã miêu tả ở trên.

5.8.6 Yêu cầu một món đồ vật hoặc hoạt động nào đó.

Trong chiến lược này trẻ sẽ học cách thể hiện nhu cầu muốn một món đồ chơi hoặc hoạt động nào đó theo cách phù hợp.
Chiến lược này được sử dụng cho trẻ
có hành vi thách thức để:
- Có được đồ vật yêu thích.
- Duy trì tương tác. Đây là động lực liên hệ hoặc chú ý tăng thêm hành vi thách thức.
- Thay đổi các hoạt động yêu thích.
Chu trình tương tự.

 


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ